TỔNG QUAN VỀ LITHUANIA (LITVIA)

1. Thông tin chung
Tên đầy đủ |
Cộng hòa Litva |
Vị trí địa lý |
Nằm ở Đông Âu , tiếp giáp biển Baltic, nằm giữa Latvia và Nga |
Diện tích Km2 |
65,200 |
Tài nguyên thiên nhiên |
Đất trồng trọt, than bùn, hổ phách |
Dân số (triệu người) |
3.52 |
Cấu trúc dân số |
0-14 tuổi: 13.6%
15-24 tuổi: 13%
25-54 tuổi: 44.8%
55-64 tuổi: 11.9%
Trên 65 tuổi: 16.8% |
Tỷ lệ tăng dân số (%) |
-0.280 |
Dân tộc |
Người Litvan, người Ba Lan, người Nga, dân tộc khác |
Thủ đô |
Vilnius |
Quốc khánh |
11/3/1990 |
Hệ thống pháp luật |
Chế độ luật pháp dân sự |
GDP (tỷ USD) |
64.8 |
Tỷ lệ tăng trưởng GDP (%) |
3.5 |
GDP theo đầu người (USD) |
20100 |
GDP theo cấu trúc ngành |
nông nghiệp: 3.3%
công nghiệp: 28.4%
dịch vụ: 68.4% |
Lực lượng lao động (triệu) |
1.587 |
Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp |
nông nghiệp: 7.9%
công nghiệp: 19.6%
dịch vụ: 72.5% |
Sản phẩm Nông nghiệp |
Ngũ cốc, khoai tây, củ cải đường, cây gai, rau, thịt bò, sữa, trứng, cá |
Công nghiệp |
Máy công cụ cắt kim loại, động cơ điện, ti vi, tủ lạnh và máy đông lạnh, tinh chế dầu mỏ, đóng tàu nhỏ, đồ gỗ, dệt may, chế biến thực phẩm, phân bón, máy móc Nông nghiệp, thiết bị quang học, linh kiện điện tử, máy tính, trang sức màu hổ phách |
Xuất khẩu (triệu USD) |
29010 |
Mặt hàng xuất khẩu |
Sản phẩm khoáng sản, máy móc và thiết bị, hóa chất, dệt may, thực phẩm, chất dẻo |
Đối tác xuất khẩu |
Nga, Latvia, Đức, Ba Lan, Estonia, Belarus, Hà Lan |
Nhập khẩu (triệu USD) |
31410 |
Mặt hàng nhập khẩu |
Sản phẩm khoáng sản, máy móc và thiết bị, thiết bị vận tải, hóa chất, dệt may và quần áo, kim loại |
Đối tác nhập khẩu |
Nga, Đức, Ba Lan, Latvia, Hà Lan |
Nguồn: CIA 2013
2. Vị trí địa lí, khí hậu
Địa lý: Litva được xếp vào nhóm Bắc Âu theo sự phân chia của Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên đôi khi Litva cũng được coi là một quốc gia ở Đông Âu. Litva là một quốc gia có diện tích tương đối nhỏ, khoảng 65.200 km². Litva chia sẻ chung đường biên giới các quốc gia là Belarus (502 km), Latvia (453 km), Ba Lan (91 km), tỉnh Kaliningrad thuộc Nga (227 km). Đường bờ biển giáp với biển Baltic của Litva dài 99 km. Điểm thấp nhất ở Litva là mép nước tiếp giáp với biển Baltic (0 m), còn điểm cao nhất là đồi Aukštojas, cao 294 m.
Litva nằm trong khu vực đồng bằng Đông Âu rộng lớn. Địa hình của nước này được hình thành khi kỉ Băng Hà kết thúc vào khoảng 22.000 đến 25.000 năm trước. Đất nước này có dạng địa hình hỗn hợp giữa những vùng đất thấp và cao nguyên. Phía tây nước này là khu vực cao nguyên Samogitia còn phía đông nam là cao nguyên Baltic. Giữa hai vùng cao nguyên này lại có một vùng đất thấp nằm ở trung tâm đất nước. Litva có một mạng lưới sông hồ rất dày đặc với 2883 hồ rộng trên 10.000 m² và 758 con sông dài trên 10 km. Những con sông dài nhất ở Litva là sông Nemunas bắt nguồn từ Belarus (dài 917 km), sông Neris (510 km), sông Venta (346 km), sông Šešupė (298 km). Tuy nhiên chỉ có khoảng 600 km đường sông phù hợp cho thuyền bè đi lại.
Mũi đất Kursh được hình thành ngoài khơi biển Baltic là một dải cát dài nối giữa Litva với tỉnh Kalinigrad thuộc Nga, chia cắt phá Kursh ra khỏi biển Baltic. Đây là nơi có thiên nhiên vô cùng đặc sắc và có nhiều cảnh quan hấp dẫn, thuộc về đồng thời cả hai nước Litva và Nga.
Khí hậu: Khí hậu của Litva là sự trung gian chuyển tiếp giữa khí hậu ôn đới hải dương và ôn đới lục địa. Thời tiết ở Litva tương đối dễ chịu và ôn hòa. Nhiệt độ trung bình tại bờ biển của Litva là khoảng 1,6 °C vào tháng 1 và 17,8 °C vào tháng 7. Còn tại thủ đô Vilnius tại phía đông Litva, nhiệt độ tháng 1 là 2,1 °C và tháng 7 là 18,1 °C. Lượng mưa trung bình hàng năm là 717 mm tại bờ biển và 490 mm tại vùng phía đông trong nội địa. Đất đai của Litva rất màu mỡ. Rừng cây chiếm khoảng 1/3 diện tích tại Litva với các loại cây chủ yếu là thông, vân sam, bu lô. Tuy nhiên cây sồi và tần bì thì ít gặp hơn. Rừng của Litva rất giàu nấm và các loại cây trái.
3. Kinh tế
Công nghiệp chiếm 32%, nông nghiệp: 13% và dịch vụ: 55% GDP.
1/5 lực lượng lao động làm nông nghiệp, chủ yếu chăn nuôi gia súc cho thịt và sữa. phần lớn đất đai là rừng. Các ngành công nghiệp cơ khí, gỗ, xi măng và chế biến thực phẩm đóng vai trò quan trọng; sản xuất điện năng đạt 14,51 tỷ kWh, tiêu thụ 9,5 tỷ kwh.
Sau khi tách khỏi Liên Xô cũ, kinh tế Lithuania lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Tháng mười năm 1992, Chính phủ của Đảng Dân chủ Lao động lên cầm quyền, thực hiện một loạt biện pháp kinh tế tài chính cứng rắn theo hướng thị trường nên nền kinh tế từng bước đã đi vào thế ổn định. Tỷ lệ tăng trưởng trong các năm 1996-1997 đạt 4%; xuất khẩu đạt 4,52 tỷ USD, nhập khẩu: 5,9 tỷ USD.
4. Văn hóa
Giáo dục miễn phí ở mọi cấp giáo dục bắt buộc 8 năm. có 16 trường đại học và học viện. Các dân tộc ít người có quyền ngôn ngữ của mình trong trường học. Tiếng Nga và Ba Lan là ngôn ngữ chính trong 300 trường học.
Có hệ thống y tế cả của Nhà nước và tư nhân đáp ứng nhu cầu chữa bệnh của nhân dân, nhưng thiếu những thiết bị hiện đại.
Những danh thắng dành cho du lịch, nghỉ ngơi và giải trí: Thủ đô có lâu dài cổ Vilnius, nhà thờ Thánh Tê-rê-za (Thiên Chúa giáo), nhà thờ Thánh Linh Thiêng (đạo chính thống Nga), và bảo tàng nghệ thuật, bảo tàng lịch sử…
5. Ngôn ngữ
Ngôn ngữ chính thức của Litva là tiếng Litva, là một trong hai ngôn ngữ (cùng với tiếng Latvia) là nhánh Baltic của các gia đình Ấn-Âu. Mặc dù quan hệ họ hàng của Litva với nhiều ngôn ngữ châu Âu khác, tính chất cổ xưa của ngữ pháp của nó làm cho nó khó khăn cho người nước ngoài quen thuộc với ngôn ngữ để tạo thành câu thậm chí cơ bản.
Tiếng Nga được nói như một ngôn ngữ thứ hai của khoảng 40% dân số theo thống kê của Liên minh châu Âu, làm cho rõ ràng nó không Lithuania ngôn ngữ hữu ích nhất để biết. Thế hệ trẻ đang ngày càng trở nên thành thạo hơn trong tiếng Anh, nhưng vẫn chỉ có 32% người Litva có thể nói tiếng này. Tiếng Ba Lan, và ở một mức độ thấp hơn, Đức cũng được sử dụng tại một số nơi vì lý do lịch sử. Người Litva là luôn mong muốn cho một cơ hội để thực hành tiếng Anh của họ, nhưng những người tìm hiểu một vài cụm từ cơ bản của ngôn ngữ địa phương thì luôn luôn nhận được ảm tình của dân địa phương.
Trong Samogitia (Tây Litva), hầu hết mọi người nói tiếng Samogitia, trong đó có phần khác với tiếng Litva chuẩn và đôi khi được gọi là một ngôn ngữ độc lập.
Hãy nhớ rằng bạn đang ở trong Litva, không trong một thuộc địa của Nga và không còn thuộc thời kỳ Liên Xô: người Litva không muốn nghe ngôn ngữ của họ là “gần như Nga ‘bởi vì nó không phải là và họ không muốn mình được liên kết với Nga.
Tiếng Litva và tiếng Latvia là sinh ngữ cuối cùng của gia đình ngôn ngữ Baltic. Người dân địa phương đánh giá rất cao ngay cả khi nỗ lực nhỏ để nói tiếng Litva.
6. Ẩm thực

Một trong những món ăn lạ lùng mà ngon miệng mà người dân Litva đã dành tặng cho ẩm thực thế giới đó là món súp lạnh (Lithuanian cold borscht), một món ngon không thể bỏ qua khi đặt chân đến đây.Món súp lạnh của người Litva đã được đưa vào danh sách các món ăn ngon và độc đáo của ẩm thực Châu Âu. Món ăn này sẽ là một lựa chọn lý tưởng trong thời tiết nóng bức của mùa hè, là món ăn phổ biến của các gia đình tại đất nước Litva. Cách thực hiện món súp lạnh này khá đơn giản, đầu tiên luộc chính củ cải đường và trứng gà rồi để cho thật nguội, sau đó xắt nhuyễn và trộn đều cả hai với nhau. Rửa sạch rau thì là, hành lá và dưa chuột, xắt nhuyễn tất cả các nguyên liệu này và cho vào nồi cùng với củ cải và trứng. Sau đó thêm sữa chua nguyên chất và sữa tươi sữa vào nồi rồi trộn đều hỗn hợp này. Cho thêm nước sôi để nguội vào nồi đến khi ngập hết hỗn hợp trên, đậy nắp nồi và cho vào tủ lạnh khoảng một giờ là có thể dùng được. Đây là một món ăn lạ miệng và độc đáo, nhưng lại rất bổ dưỡng và hấp dẫn với màu đỏ đặc trưng của củ cải đường. Tuy nhiên đối với một số thực khách thì món ăn này hơi khó ăn, nhưng nếu hợp khẩu vị thì có thể dễ dàng bị nghiện bởi phong vị thơm mát đặc biệt.
7. Cảnh quan du lịch
Bãi biển Curonian Spit

Nằm giữa lãnh thổ Nga và Lithuania bãi biển Curonian Spit là một trong top bãi biển đẹp nhất ở châu Âu. Tại đây bạn có thể chứng kiến những cồn cát chuyển động cao nhất trung bình lên tới 35m cho tới 60m với những đụm cao nhất.
Công viên trượt tuyết “Druskininkai Ski Arena”

Tham quan công viên trượt tuyết “Druskininkai Ski Arena” chính là trải nghiệm tuyệt vời nhất khi bạn du lịch Lithuania. Những chiếc xe trượt tuyết chạy bằng sức gió, con lăn cực kỳ ấn tượng.
Khu công viên này có diện tích lên tới 2,5 hecta mở cửa quanh năm với nhiệt độ được duy trì ở mức -2 độ C, trở thành điểm du lịch thú vị cho những ai thích trượt tuyết.
Lâu đài đảo Trakai

Lâu đài nằm trên hòn đảo cổ tích có vẻ đẹp tựa thiên thần nằm giữa hồ Galve, cách thủ đô Vilnius một giờ xe. Được xây dựng từ thế kỷ tứ 14 lâu đài được làm hoàn toàn bằng đá và là điểm tham quan nổi tiếng không thể bỏ qua ở Lithuania.
Hiệu sách Littera tại Đại học Vilnius
Hiệu sách là nơi bạn có thể tìm đọc các tác phẩm văn học vô cùng giá trị và ý nghĩa như Joseph với những người anh trai, bốn phần tuyệt tác của Thomas Mann được viết tại căn nhà của ông ở Nida. Hiệu sách có một lối kiến trúc vô cùng độc đáo và ấn tượng với trần nhà hình cung, trên đó trạm khắc các tác phẩm nghệ thuật thời cổ đại từ năm 1978 của những họa sĩ tài ba.
Trên đây là những thông tin cần biết về tổng quan đất nước Lithuania mà chúng tôi cung cấp để du khách tham khảo trước khi bắt đầu một chuyến đi đến Lithuania. Chúc các bạn vui vẻ và có một chuyến đi đáng nhớ.