VISA ĐI MYANMAR – Liên hệ 036 759 6889

MIỄN VISA MYANMAR

MIỄN VISA MYANMAR

Người sở hữu hộ chiếu phổ thông được cấp bởi 8 quốc gia sau không cần thị thực để vào Myanmar để du lịch và công tác lên đến 14 ngày trừ khi có chú thích:

Brunei Philippines
Campuchia Singapore (30 ngày)
Indonesia Thái Lan ( chỉ đến từ đường hàng không)
Lào Việt Nam

Thị thực điện tử E – visa

Myanmar đưa hệ thống thị thực điện tử vào hoạt động ngày 1 tháng 9 năm 2014. Thị thực điện tử được phát hành trực tuyến chỉ cho mục đích du lịch và công tác. Thị thực điện tử được cấp trong vòng 3 ngày làm việc, có hiệu lực 90 ngày kể từ ngày phát hành và cho phép ở lại lên đến 28 ngày (cho khách du lịch) hoặc 70 ngày (cho ngừoi công tác). Lệ phí thị thực điện tử để công tác là 70 đô la Mỹ, trong khi thị thực điện tử du lịch có giá 50 đô la Mỹ.[3]

Danh sách các quốc gia đủ điều kiện được mở rộng hai lần, lần đầu vào tháng 10 năm 2014, sau đó vào tháng 1 năm 2015. Vào tháng 7 năm 2015 thị thực điện tử cho người đi công tác được bắt đầu.

Người sở hữu thị thực điện tử phải nhập cảnh từ một trong các cửa khẩu sau:

  • Sân bay quốc tế Yangon
  • Sân bay Naypyidaw
  • Sân bay quốc tế Mandalay
  • Biên giới Tachileik
  • Biên giới Myawaddy
  • Biên giới Kawthaung

Công dân của các nước sau đây có đủ điều kiện:

Albania Các quốc gia EU
 Algeria  Bờ Biển Ngà Kenya
 Argentina  Ecuador  Triều Tiên2
 Úc2  Ai Cập  Hàn Quốc2
 Bangladesh  Eritrea  Kuwait
 Belarus  Fiji  Kyrgyzstan
 Bhutan  Georgia  Lào1
 Bolivia  Ghana  Maldives
 Bosna và Hercegovina  Guatemala  Ma Cao
 Brasil  Guinea  Malaysia
 Brunei1  Hồng Kông  Mauritius
 Campuchia1  Iceland  México
 Cameroon  Ấn Độ2  Monaco
 Canada2  Indonesia1  Mông Cổ
 Chile  Israel2  Maroc
 Trung Quốc2  Jamaica    Nepal2
 Colombia  Nhật Bản2  New Zealand2
 Costa Rica  Jordan  Na Uy2
 Peru  Kazakhstan  Pakistan
 Philippines1 Nam Phi Uganda
 Qatar  Sri Lanka  Ukraina
 Nga  Thụy Sĩ2  Hoa Kỳ2
 Ả Rập Saudi  Đài Loan2  Uruguay
 Serbia  Thái Lan1  Uzbekistan
Thổ Nhĩ Kỳ  Việt Nam1


Chú thích:

1 – Quốc gia được miễn thị thực và được làm thị thực điện tử cho du lịch/công tác.
2 – Quốc gia được xin thị thực công tác/du lịch.
# – Công dân Anh cùng với các công dân EU khác có thể xin thị thực điện tử công tác/du lịch. Tất cả quốc tịch Anh khác chỉ có thể xin thị thực để du lịch.
Không chú thích – Các quốc gia chỉ có thể xin thị thực điện tử để du lịch.

? Mọi thông tin chi tiết về thủ tục xin visa đi Myanmar vui lòng liên hệ Vietnam-legal.com để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Công ty Tư vấn Toàn Cầu
 Phone: 024.35626.100/ 036 759 6889
? Email: [email protected] / [email protected]
? Website: Vietnam-legal.com

TỔNG QUAN VỀ MYANMAR

Flag of Myanmar.svg

1. Thông tin chung

Tên đầy đủ Liên bang Myanma
Vị trí địa lý Thuộc Đông Nam Á, Giáp với biển Adaman, giữa Băng La Đét và Thái Lan
Diện tích Km2 678,500
Tài nguyên thiên nhiên Dầu khí, gỗ xẻ, thiếc, kẽm, đồng, vonfram, chì, than đá, đá vôi, đá quí, khí tự nhiên, thủy năng
Dân số (triệu người) 54.17
Cấu trúc dân số 0-14 tuổi: 26.7%
15-24 tuổi: 18.6%
25-54 tuổi: 42.8%
55-64 tuổi: 6.7%
Trên 65 tuổi: 5.2%
Tỷ lệ tăng dân số (%) 1.07
Dân tộc Burman 68%, Shan 9%, Karen 7%, Rakhine 4%, Chinese 3%, Indian 2%, Mon 2%, khác 5%
Thủ đô Nay Pyi Taw
Quốc khánh 01-04-48
Hệ thống pháp luật Dựa trên thông luật của Anh
GDP (tỷ USD) 89.23
Tỷ lệ tăng trưởng GDP (%) 6.2
GDP theo đầu người (USD) 1400
GDP theo cấu trúc ngành nông nghiệp: 38.8%
công nghiệp: 19.3%
dịch vụ: 41.8%
Lực lượng lao động (triệu) 33.41
Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp nông nghiệp: 70%
công nghiệp: 7%
dịch vụ: 23%
Sản phẩm Nông nghiệp Gạo, đậu, vừng, lạc, mía, gỗ cứng, cá và các sản phẩm cá
Công nghiệp Chế biến Nông nghiệp, gỗ và sản phẩm gỗ, đồng, thiếc, vonfram, sắt, xi măng, vật liệu xây dựng, dược phẩm, phân bón, dầu và khí tự nhiên, may mặc, ngọc bích và đá quý
Xuất khẩu (triệu USD) 8529
Mặt hàng xuất khẩu Khí tự nhiên, sản phẩm gỗ, đậu, các, gạo, quần áo, ngọc bích và đá quý
Đối tác xuất khẩu Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản
Nhập khẩu (triệu USD) 8529
Mặt hàng nhập khẩu Vải, sản phẩm xăng dầu, phân bón, chất dẻo, máy móc, thiết bị vận tải, xi măng, vật liệu xây dựng, dầu thô, thực pẩm, dầu ăn
Đối tác nhập khẩu Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản

Nguồn: CIA 2013

2. Địa lý

Myanmar có tổng diện tích 678.500 kilômét vuông (261.970 dặm vuông), là nước lớn nhất trong lục địa Đông Nam Á, và là nước lớn thứ 40 trên thế giới (sau Zambia). Nước này hơi nhỏ hơn bang Texas Hoa Kỳ và hơi lớn hơn Afghanistan.

Myanmar nằm giữa Khu Chittagong của Bangladesh và Assam, Nagaland và Manipur của Ấn Độ ở phía tây bắc. Nó có đường biên giới dài nhất với Tây Tạng và Vân Nam của Trung Quốc ở phía đông bắc với tổng chiều dài 2.185 km (1.358 dặm). Myanmar giáp biên giới với Lào và Thái Lan ở phía đông nam. Myanmar có đường bờ biển dài 1.930 km (1.199 dặm) dọc theo Vịnh Bengal và Biển Andaman ở phía tây nam và phía nam, chiếm một phần ba tổng chiều dài biên giới

Đồng bằng Ayeyarwady, diện tích gần 50.400 km², phần lớn canh tác lúa gạo. Ở phía bắc, núi Hengduan Shan tạo nên biên giới với Trung Quốc. Hkakabo Razi, nằm tại Bang Kachin, ở độ cao 5.881 m (19.295 feet), là điểm cao nhất Myanma. Các dãy núi Rakhine Yoma, Bago Yoma và Cao nguyên Shan nằm bên trong Myanmar, cả ba đều chạy theo hướng bắc-nam từ dãy Himalaya. Các dãy núi phân chia ba hệ thống sông của Myanmar, là Ayeyarwady, Thanlwin và Sittang. Sông Ayeyarwady, con sông dài nhất Myanmar, gần 2.170 km (1.348 dặm), chảy vào Vịnh Martaban. Các đồng bằng màu mỡ nằm ở các thung lũng giữa các dãy núi. Đa số dân cư Myanmar sống trong thung lũng Ayeyarwady, nằm giữa Rakhine Yoma và Cao nguyên Shan.

Đa phần diện tích Myanmar nằm giữa Hạ chí tuyến và Xích đạo. Myanmar nằm trong vùng gió mùa châu Á, các vùng bờ biển của nó nhận lượng mưa trung bình 5.000 mm (197 in) hàng năm. Lượng mưa hàng năm tại vùng đồng bằng gần 2.500 mm (98 in), trong khi lượng mưa trung bình hàng năm tại Vùng Khô, nằm ở trung tâm Myanmar, chưa tới 1.000 mm (39 in). Các vùng phía bắc đất nước có khí hậu lạnh nhất, nhiệt độ trung bình 21 °C (70 °F). Các vùng duyên hải và đồng bằng có nhiệt độ trung bình 32 °C (90 °F).

Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm của Myanmar góp phần giữ gìn môi trường và các hệ sinh thái. Rừng, gồm rừng nhiệt đới với loại gỗ tếch có giá trị kinh tế cao ở vùng hạ Myanmar, bao phủ 49% diện tích đất nước. Các loại cây khác mọc ở vùng này gồm cao su, cây keo, tre, lim, đước, dừa, cọ. Trên những cao nguyên phía bắc, sồi, thông, và nhiều giống đỗ quyên khác bao phủ đa phần diện tích. Những vùng đất dọc bờ biển có nhiều cây ăn trái nhiệt đới. Tại Vùng Khô, thực vật thưa thớt và còi cọc hơn.

Các loại động vật rừng rậm tiêu biểu, đặc biệt hổ và báo có nhiều tại Myanmar. Ở vùng Thượng Myanmar, có tê giác, trâu rừng, lợn lòi, hươu, linh dương và voi nhà, sử dụng nhiều nhất trong công nghiệp khai thác gỗ. Các loài có vú nhỏ hơn cũng rất nhiều từ vượn, khỉ tới cáo bay và heo vòi. Đáng chú ý là sự đa dạng các loài chim với hơn 800 loài gồm vẹt, peafowl, gà lôi, quạ, diệc và gõ kiến (paddybird). Trong số các loài bò sát có cá sấu, tắc kè, rắn mang bành, trăn và rùa. Hàng trăm loài cá nước ngọt, rất phong phú và là nguồn thực phẩm quan trọng

Năm 1994, đất canh tác 15,3% (2% có tưới), đồng cỏ 0,5%, rừng và cây bụi 49,3%, các đất khác 34,9%. Khoáng sản chính: dầu khí, thiếc, kẽm, antimon, đồng, vonfram, chì, than, đá quý.

3. Kinh tế

Công nghiệp chiếm 11%, nông nghiệp: 59% và dịchvụ: 30% GDP.

Mi-an-ma giàu sản phẩm nông nghiệp (gạo, đay…), gỗ và khoáng sản (dầu, đá quý…), nhưng do giao thông kém, tình trạng chậm phát triển và do các cuộc nổi dậy của một số dân tộc ít người, nên Mi-an-ma không phát huy đựoc tiềm năng của mình. Thuốc phiện được trồng nhiều ở vùng đông-bắc (tam giác vàng). Nông nghiệp chiếm khoảng 80% lực lượng lao động, vẫn còn ở trình độ tự cung tự cấp; điện năng sản xuát đạt 4,31 tỷ kWh, tiêu thụ 4,008 tỷ kWh. Xuất khẩu đạt 1,2 tỷ USD, nhập khẩu 2,5 tỷ USD; nợ nước ngoài 5,9 tỷ USD.

4. Văn hóa

Dù có nhiều nền văn hóa bản xứ tồn tại ở Myanmar, nền văn hóa chiếm vị trí trọng yếu là Phật giáo và Bamar. Văn hóa Bamar từng bị ảnh hưởng từ các nền văn hóa các nước xung quanh. Nó được biểu hiện qua ngôn ngữ, ẩm thực, âm nhạc, nhảy múa và sân khấu. Nghệ thuật, đặc biệt là văn học, trong lịch sử từng bị ảnh hưởng bởi văn hóa Phật giáo Nam truyền Miến Điện. Nếu coi thiên sử thi quốc gia của Myanmar, Yama Zatdaw, là một sự phóng tác theo Ramayana, thì nó đã mang nhiều nét ảnh hưởng lớn từ các văn bản Thái, Mon và Ấn Độ của vở kịch này. Phật giáo đi sâu vào văn hóa và là cốt lũy của văn hóa Myanmar.

Những người đi tu được kính trọng trên khắp Myanmar, đây là một trong những quốc gia có đa số Phật giáo tiểu thừa trên thế giới

Trong các làng Myanmar truyền thống, chùa chiền là trung tâm của đời sống văn hóa. Các nhà sư được sùng kính và người dân luôn quỳ trước mặt để tỏ lòng tôn trọng họ. Lễ nhập tu được gọi là shinbyu là lễ đánh dấu sự trưởng thành quan trọng nhất của một chú bé khi vào chùa tu trong một khoảng thời gian ngắn. Các cô bé cũng có lễ xuyên lỗ tai khi đến tuổi trưởng thành. Văn hóa Myanmar được thể hiện rõ rệt nhất tại những ngôi làng nơi các lễ hội địa phương được tổ chức trong suốt năm, lễ hội quan trọng nhất là lễ chùa. Nhiều làng xã ở Myanmar có quy ước, các phong tục và những điều cấm kị riêng.

Thời kỳ cai trị thuộc địa của Anh cũng đã để lại một số ảnh hưởng phương Tây trong văn hóa Myanmar. Hệ thống giáo dục Myanmar theo khuôn mẫu hệ thống giáo dục Anh Quốc. Những ảnh hưởng kiến trúc thuộc địa là điều dễ nhận thấy nhất tại các thành phố lớn như Yangon. Nhiều dân tộc thiểu số, đặc biệt là người Karen ở phía đông nam và người Kachin, người Chin sống ở phía bắc và tây bắc, theo Thiên chúa giáo nhờ công của các nhà truyền giáo

5. Ngôn ngữ

Ngôn ngữ chính thức: tiếng Myanmar

6. Ẩm thực

 Salad lá trà

Một trong những món ngon đặc biệt nhất của người Myanmar chính là lephet – lá trà lên men.  Những lá trà này được sử dụng để chế biến món salad lá trà và được dùng để ăn vặt, khai vị hay ăn cùng với cơm.

Kết quả hình ảnh cho salad lá trà
Salad lá trà – một trong những món ăn ngon không thể bỏ qua của người Myanmar.

Những lá trà chua được trộn với hơi đắng, bắp cải thái sợi, cà chua lát, các loại đậu, dầu tỏi và những lát tỏi, ớt cay nồng để tạo nên món salad đặc biệt.

Tuy nhiên, người Myanmar khuyến cáo khách du lịch rằng món salad lá trà được coi là một chất kích thích, nếu như ăn quá nhiều, bạn có thể bị mất ngủ giống như uống quá nhiều nước trà vậy.

Cơm người Shan

Được biết tới với cái tên khác là nga htamin – cơm cá, cơm của người Shan (một tộc người ở Myanmar) đang trở thành một trong những sự lựa chọn hoàn hảo của du khách khi tới Myanmar.

Kết quả hình ảnh cho cơm người shan
Một suất cơm cá hay cơm của người Shan.

Những hạt cơm thơm dẻo được nấu với nước nghệ vàng ươm và ăn kết hợp với một khúc cá nước ngọt phết dầu tỏi thơm lừng. Cùng với các gia vị như tỏi, ớt, tiêu, cơm kiểu người Shan là món ăn khoái khẩu cho những người nghiền món cay.

 Cà ri Myanmar

Ghé thăm những nhà hàng truyền thống của Myanmar, bạn không chỉ được ăn no căng bụng mà còn có những trải nghiệm ẩm thực thú vị. Giống như việc thưởng thức cà ri Myanmar vậy.

Kết quả hình ảnh cho cà ri myanmar
Cà ri Myanmar được ăn kèm với nhiều thức đồ khác.

Đúng như tên gọi của món ăn này, cà ri là nguyên liệu chủ yếu nhưng bạn có thể chọn ăn kèm thịt lợn, thịt bò, thịt cừu hay hải sản.

Tại các cửa hàng cà ri dành cho người theo đạo Hồi, cà ri Myanmar sẽ được ăn cùng với salad, rau xanh, đậu…

Một điều thú vị khi thưởng thức một khẩu phần cà ri Myanmar chính là bạn sẽ nhận thêm món tráng miệng truyền thống của Myanmar – những lá trà ngâm và các loại hạt đựng trong một khay sơn mài.

 Trà bánh Myanmar

Các quán trà là địa điểm tuyệt vời để khách du lịch tìm hiểu và hoà mình vào các món ăn truyền thống của người Myanmar. Ngoài những món ăn truyền thống, bất kỳ một quán trà nào tại Myanmar cũng có sẵn những loại bánh từ ngọt tới mặn để nhâm nhi với trà nóng.

Kết quả hình ảnh cho trà bánh myanmar
Một tách trà nóng nhâm nhi với các loại bánh là một sự lựa chọn không tồi cho du khách.

Các quán trà của người Ấn Độ hay những người theo đạo Hồi thường phục vụ các đồ ăn nhẹ là các loại bánh chiên mặn, bánh mỳ ăn kèm khoai tây, bánh mỳ nướng…

Trong khi đó, các quán trà có ông chủ là người Trung Quốc lại bày bánh bao hấp thịt hay các loại bánh nướng ngọt để du khách nhâm nhi cùng trà.

Uống trà và thưởng thức bánh là một nét ẩm thực đặc sắc trong văn hoá ẩm thực của người Myanmar.

Đồ ngọt ăn nhẹ của Myanmar

Không giống như các món ngọt ở các nước phương Tây, đồ ngọt tại Myanamar hay còn được gọi là “muon”, không được dùng như món tráng miệng mà trở thành một bữa ăn nhẹ kèm với trà vào buổi sáng và buổi chiều của người dân Myanmar.

Kết quả hình ảnh cho đồ ngọt ăn nhẹ của myanmar
Đồ ngọt ở Myanmar không chứa nhiều đường, vị ngọt được lấy từ các loại trái cây tự nhiên.

“Muon” không quá nhiều đường, thay vào đó, vị ngọt được lấy từ những nguyên liệu khác như dừa sợi, nước cốt dừa, bột gạo, hoa quả…

Cùng với các loại bánh, những món ngọt ăn nhẹ này trở thành một thức đồ ăn kèm không thể bỏ qua đối với những người thích thưởng trà và trở thành món ngon nên nếm thử của du khách.

Đồ chiên

Người Myanmar có niềm đam mê đặc biệt đối với những món ăn ngập trong dầu mỡ, vì thế, những loại bánh chiên đa dạng về kích thước và hình dáng là thứ đồ ăn phổ biến nhất trên các đường phố tại Myanmar.

Kết quả hình ảnh cho đồ chiên myanmar
Đồ chiên của Myanmar có nhiều nét tương đồng với Việt Nam.

Những chiếc nem rán, bánh mỳ rán, bánh rán vàng ươm, giòn tan với hương vị đặc biệt được ăn kèm với một loại nước sốt chua chua, ngọt ngọt được làm từ trái me tạo nên một sức hấp dẫn không thể chối từ đối với khách du lịch.

Hầu hết các loại bánh ở Myanmar được làm từ bột gạo hoặc bột nếp, đôi khi là hỗn hợp của hai loại bột kể trên. Người ta trộn bột với tỏi, hành, gừng đã được xay nhuyễn. Những thứ gia vị đi kèm này mang lại hương thơm phức cho các loại bánh khi rán trong chảo dầu.

Ngoài ra, bột còn được trộn với dừa sợi, hạt mè, cà chua, bột cà ri… để làm nên nhiều loại bánh khác nhau.

7. Cảnh quan du lịch

Hồ Inle: Hồ Inle rộng chừng 11km, trải dài 22km từ bắc xuống nam và nằm ở độ cao 875 mét so với mực nước biển. Khi phiêu du trên hồ bạn sẽ trải nghiệm nhiều cung bậc cảm xúc khi đi qua những ngôi nhà nổi, những chiếc thuyền ngược chiều, những người dân chài với chiếc váy quấn Longyi truyền thống chèo thuyền như những nghệ sỹ bằng một chân giữa mênh mông sóng nước…. Ảnh: blaineharrington.photoshelter.com

Hồ Inle. Ảnh: blaineharrington.photoshelter.com

Hồ Inle rộng chừng 11km, trải dài 22km từ bắc xuống nam và nằm ở độ cao 875 mét so với mực nước biển. Khi phiêu du trên hồ bạn sẽ trải nghiệm nhiều cung bậc cảm xúc khi đi qua những ngôi nhà nổi, những chiếc thuyền ngược chiều, những người dân chài với chiếc váy quấn Longyi truyền thống chèo thuyền như những nghệ sĩ bằng một chân giữa mênh mông sóng nước.

 

Cầu Ubein: Cầu Ubein ở làng cổ Amarapura là cây cầu gỗ tếch dài nhất thế giới (1,2km). Cây cầu gỗ bắc ngang sông đã gần 200 tuổi là đường về nhà của những người dân làng Amarapura, con đường hành hương của các vị sư mặc áo thụng dài phấp phới… Cảnh hoàng hôn trên cầu U Bein rực rỡ và gây ấn tượng mạnh đến nỗi bất kỳ du khách nào từng được chiêm ngưỡng đều sẽ ghi nhớ mãi. Ảnh: shashinski.com

Cầu Ubein. Ảnh: shashinski.com

Cầu Ubein ở làng cổ Amarapura là cây cầu gỗ tếch dài nhất thế giới (1,2km). Cây cầu gỗ bắc ngang sông đã gần 200 tuổi là đường về nhà của những người dân làng Amarapura, con đường hành hương của các vị sư mặc thụng dài phấp phới… Cảnh hoàng hôn trên cầu rực rỡ và gây ấn tượng mạnh đến nỗi bất kỳ du khách nào từng được chiêm ngưỡng sẽ đềy ghi nhớ mãi

Golden Rock: Lên đỉnh chùa Kyaiktiyo (hay còn gọi là Golden Rock – Chùa Núi Vàng) và thưởng ngoạn cảnh quan tuyệt đẹp từ trên đỉnh núi cũng là một trải nghiệm mới mẻ. Golden Rock nổi tiếng bởi sự chênh vênh và bề mặt dát vàng. Tương truyền rằng, dù chỉ tiếp xúc một ít với bề mặt núi nhưng Golden Rock vẫn sừng sững là do có sợi tóc của Phật giữ vững nó. Ảnh: visitmyanmar.com

Golden Rock. Ảnh: visitmyanmar.com

Golden Rock nổi tiếng bởi sự chênh vênh và bề mặt dát vàng. Tương truyền rằng, dù chỉ tiếp xúc một ít với bề mặt núi nhưng Golden Rock vẫn sừng sững là do có sợi tóc của Phật giữ vững nó

Chùa vàng Swedagon: Được xây dựng cách đây hơn 2.500 năm, chùa Shwedagon được lưu truyền là nơi lưu giữ 8 sợi tóc của Đức Phật. Ngọn tháp chính của chùa cao tới 98 m và được bao phủ bằng hơn 30 tấn vàng và hàng trăm viên kim cương. Du lịch Yangon đến với chùa Shwedagon vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, bạn đều sẽ bị choáng ngợp bởi sắc vàng. Tuy nhiên, ở mỗi thời điểm khác nhau, sắc vàng ấy sẽ thiên biến theo một cung bậc khác nhau, khiến nơi đây mang một sức hút khó cưỡng đối với du khách. Ảnh: thelinstravel.com

 Chùa vàng Shwedagon. Ảnh: thelinstravel.com
Được xây dựng cách đây 2.500 năm, chùa Shwedagon được lưu truyền là nơi lưu giữ 8 sợi tóc của Đức Phật. Ngọn tháp chính của chùa cao tới 98m và được bao phủ bằng hơn 30 tấn vàng và hàng trăm viên kim cương. Du khách sẽ bị choáng ngợp bởi sắc vàng vào bất cứ thời điểm nào tròn ngày, tuy nhiên, ở mỗi thời điểm khác nhau sắc vàng ấy sẽ thiên biến theo một cung bậc khác nhau, khiến nơi đây mang một sức hút khó cưỡng.

Bagan: Với 2.220 ngôi chùa còn sót lại đến ngày nay (trong khoảng 13.000 ngôi chùa trong thời kỳ đỉnh cao), bạn có thể thỏa sức tự do khám phá. Các ngôi chùa ở Bagan đều nằm ở khoảng cách khá gần nhau, nên bạn có thể tùy vào điều kiện để lựa chọn hình thức di chuyển như: Đi bộ, xe đạp, xe bus, xe tuk tuk hoặc khinh khí cầu. Ảnh: backyardtravel.com

Bagan. Ảnh: backyardtravel.com

Với 2.200 ngôi chùa còn sót lại đến ngày nay, bạn có thể thỏa sức tự do khám phá. Các ngôi chùa ở Bagan đều nằm ở khoảng cách khá gần nhau nên bạn có thể tùy vào điều kiện để lực chọn hình thức di chuyển như: đi bộ, xe đạp, xe bus, xe tuk tuk hoặc khinh khí cầu.

Trên đây là những thông tin cần biết về tổng quan đất nước Myanmar mà chúng tôi cung cấp để du khách tham khảo trước khi bắt đầu một chuyến đi đến Myanmar. Chúc các bạn vui vẻ và có một chuyến đi đáng nhớ.