TỔNG QUAN VỀ VENEZUELA
Thông tin cơ bản
Tên đầy đủ | Cộng hòa Bolivarian Venezuala |
Vị trí địa lý | Quốc gia phía Bắc của Mỹ Latin, giáp biển Caribe, Braxin, Colombia |
Diện tích Km2 | 912,050 |
Tài nguyên thiên nhiên | dầu mỏ, khí tự nhiên, kim loại, khoáng sản, năng lượng hydro, kim cương |
Dân số (triệu người) | 28.46 |
Cấu trúc dân số | 0-14 tuổi: 28.6% 15-24 tuổi: 18.8% 25-54 tuổi: 39.5% 55-64 tuổi: 7.3% Trên 65 tuổi: 5.8% |
Tỷ lệ tăng dân số (%) | 1.440 |
Dân tộc | Spanish, Italian, portuguese, Arab, German, người Phi, indigenoMỹ people |
Thủ đô | Caracas |
Quốc khánh | 5/7/1811 |
Hệ thống pháp luật | hệ thống pháp luật mở |
GDP (tỷ USD) | 402.1 |
Tỷ lệ tăng trưởng GDP (%) | 5.7 |
GDP theo đầu người (USD) | 13200 |
GDP theo cấu trúc ngành | nông nghiệp: 3.7% công nghiệp: 35.3% dịch vụ: 61.1% |
Lực lượng lao động (triệu) | 13.7 |
Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp | nông nghiệp: 7.3% công nghiệp: 21.8% dịch vụ: 70.9% |
Sản phẩm Nông nghiệp | Ngô, lúa miến, đường từ củi cải đường, gạo, chuối, rau, cà phê, thịt bò, thịt lợn, sữa, trứng, cá |
Công nghiệp | Dầu, vật liệu xây dựng,chế biến thực phẩm, dệt may, khai khác quặng sắt, thép, nhôm, các bộ ohaanj động cơ ô tô |
Xuất khẩu (triệu USD) | 96900 |
Mặt hàng xuất khẩu | Dầu, nhôm và boxit, thép, hóa chất, nông sản, hàng công nghiệp cơ bản |
Đối tác xuất khẩu | Hoa Kỳ, Cuba, Trung Quốc, Ấn Độ |
Nhập khẩu (triệu USD) | 56690 |
Mặt hàng nhập khẩu | Nguyên liệu thô, máy móc và thiết bị, thiết bị vận tải, vật liệu xây dựng |
Đối tác nhập khẩu | Hoa Kỳ, Trung Quốc, Brazil |
Nguồn: CIA 2013
* Thể chế Nhà nước: Theo thể chế Cộng hoà Tổng thống, chế độ một viện, (từ năm 1961), đa đảng.
Hiến pháp ban hành ngày 23 tháng Giêng năm 1961, sửa đổi ngày 21 tháng 12 năm 1999.
Có 22 bang và 1 quận.
Tổng thống và Thượng viện được bầu bằng tuyển cử phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm. Thượng nghị viện gồm 52 thượng nghị sỹ (mỗi quận, mỗi bang 02 ghế), mỗi cựu tổng thống và đại diện cho dân tộc thiểu số 01 ghế. Hạ nghị viện gồm 207 hạ nghị sỹ được bầu trực tiếp, nhiệm kỳ 5 năm. Tổng thống lập ra Nội các. Theo Hiến pháp năm 1999, Quốc hội chỉ có một viện. Ngày 30 tháng 7 năm 2000, Vê-nê-duy-ê-la đã tiến hành bầu cử Quốc hội, tổng thống, các thống đốc bang và chính quyền các cấp. Tổng thống đương nhiệm U – gô Cha – vết đã tái đắc cử với nhiệm kỳ tổng thống 6 năm.
* Địa lý: Thuộc Nam Mỹ, vùng vịnh Ca-ri-bê. Trên các dãy núi thuộc vùng núi An -đê phía bắc có đỉnh Pi-cô Bô -li-va, cao 5.007m. Vùng trung của Vê-nê-duy-ê-la là miền đồng bằng thấp có nhiều đồng cỏ. Vùng cao Gui-a-na ở phía đông – nam có nhiều cao nguyên dốc đứng.
Sông chính: Sông Ô-ri-nô-cô, 2.736km.
Khí hậu: Vùng ven biển có khí hậu nhiệt đới khô. Vùng núi có khí hậu mát mẻ. Vùng đồng bằng thấp có khí hậu nhiệt đới và có mùa khô từ tháng 12 đếntháng 3.
Trung tuần tháng 12 năm 1999, tại Vê-nê-duy-ê-la đã xảy ra trận lũ lớn nhất của thế kỷ XX ở châu Mỹ, làm 50.000 người thiệt mạng và gây thiệt hại về vật chất khoảng 20 tỷ đô la.
* Kinh tế: Công nghiệp chiếm 63%, nông nghiệp: 4% và dịch vụ: 33% GDP.
Dầu mỏ và khí tự nhiên chiếm 75% tổng giá trị xuất khẩu, đứng thứ ba thế giới, khoáng sản quân trọng khác có bô-xít, vàng, quặng sắt… Chuối, ngô, lúa là các cây lương thực chính. Sản phẩm xuất khẩu có mía và cà phê. Nghề chăn nuôi bò cũng phát triển. Sản xuất điện năng đạt 73 tỷ kWh, tiêu thụ 72,85 tỷ kWh.
Cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ châu á năm 1997, ảnh hưởng khá mạnh đến Vê-nê – duy – ê- la. Xuất khẩu đạt 16,9 tỷ, nhập khẩu 12,4 tỷ USD; nợ nước ngoài: 26,5 tỷ USD.
* Văn hoá – xã hội: Số người biết đọc, biết viết đạt 91,1%; nam: 91,8%; nữ: 90,3%.
Giáo dục ở các cấp đều miễn phí. Giáo dục cơ sở 10 năm bắt buộc. Khoảng 3/4 số học sinh đến trường tốt nghiệp bậc tiểu học và phần lớn lên bậc trung học. Cả nước có 19 trường đại học và cao đẳng.
Công tác chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng khá tốt, trang thiết bị cho các bệnh viện ở thành thị khá hiện đại, ở nông thôn kém hơn nhiều.
Tuổi thọ trung bình đạt 72,95 tuổi; nam: 69,97 tuổi; nữ: 76,16 tuổi.
Những danh thắng dành cho du lịch, nghỉ ngơi và giải trí: Tại Thủ đô có quảng trường và tượng Si-mông Bô-li-va, đồi Guy-a-na, thác An- gen, núi An – đê…
* Lịch sử: – Người Anh – điêng vùng Ca-ri-bê, và người A-ra-oác là các cư dân đầu tiên của Vê-nê-duy-ê-la. Mặc dù trong năm 1520, người Tây Ban Nha đã đến định cư lâu dài tại Vê-nê-duy-ê-la, nhưng trước thế kỷ XVII, Tây Ban Nha không chịu phát triển Vê-nê-duy-ê-la. Năm 1806, Phran-xi-xcô Mi-ran-đa (1752-1816) lãnh đạo cuộc chiến tranh giành độc lập mà sau đó được Si-mông Bô-li-va (1783-1830) đưa đến thắng lợi vào năm 1823. Lần đầu Vê-nê-duy-ê-la được thống nhất cùng với Cô-lôm-bi-a và Ê-cu-a-đo, nhưng sau đó đã tách ra vào năm 1830. Sau khi độc lập, một loạt các cuộc đảo chính quân sự và bạo động đã xảy ra. Các nhà độc tài lên nắm quyền, trong đó có Gioăng Vi-xen-tê Gô-mét. Chính quyền hà khắc của Gô-mét kéo dài từ 1909 đến 1935. Từ khi tướng Mác-cốt Pê-rét Gi-mê-nét bị lật đổ năm 1958, Vê-nê-duy-ê-la có nền dân chủ dân sự. Từ năm 1962, chính sách chống cộng sản đã dẫn tới phong trào du kích.
Ngày 21 tháng 12 năm 1999, Vê-nê-duy-ê-la đã công bố Hiến pháp mới sau cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 16 tháng 12 trước đó. Theo hiến pháp mới, Hội đồng lập hiến sẽ chính thức nắm các quyền của Quốc hội cho đến khi Quốc hội một viện được bầu. Cuộc bầu cử được tiến hành sau 90 ngày kể từ ngày tiến hành trưng cầu dân ý.