TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NƯỚC AI CẬP
1. Địa lí :
Ai Cập ở vùng Đông Bắc Châu Phi, nằm dọc theo vùng hạ lưu của lưu vực sông Nin.
Hằng năm, từ tháng 6 đến tháng 11, nước sông Nin dâng cao đem theo một lượng phù sa rất phong phú bồi đắp cho vùng hai bên bờ ngày càng màu mỡ.
Nền kinh tế phát triển sớm tạo điều kiện cho Ai Cập bước vào xã hội văn minh sớm nhất thế giới.
Nhà sử học Hi Lạp Hêrôđôt nói rằng : “Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin”.
Về mặt địa hình, là một nước tương đối bị đóng kín :
Phía Bắc là Địa Trung Hải
Phía Đông giáp biển Đỏ
Phía Tây giáp sa mạc Sahara
Phía Nam giáp Nubi
Ai Cập chia làm hai miền rõ rệt :
Miền Thượng Ai Cập (miền Nam) là một dải lưu vực hẹp.
Miền Hạ Ai Cập (miền Bắc) là một đồng bằng hình tam giác.
Về tài nguyên thiên nhiên :
Có nhiều loại đá quý như : đá vôi, đá bazan, đá hoa cương, đá mã não…
Kim loại : có đồng, vàng
2. Dân cư :
Cư dân chủ yếu của Ai Cập ngày nay là người Arập.
Thời cổ đại, cư dân ở đây là người Libi, người da đen và có thể có cả người Xêmit di cư từ châu Á tới.
3. Các thời kì lịch sử của Ai cập cổ đại : 5 thời kì
Thời kì Tảo vương quốc (khoảng 3200 – 3000 TCN)
Thời kì Cổ vương quốc ( khoảng 3000 – 2200 TCN)
Thời kì Trung vương quốc (khoảng 2200 – 1570 TCN)
Thời kì Tân vương quốc (1570 – khoảng 1100 TCN)
Ai Cập từ thế kỉ X – I TCN
4. Kiến trúc và điêu khắc
Nghệ thuật kiến trúc của Ai Cập cổ đại đã đạt đến trình độ rất cao. Các công trình kiến trúc tiêu biểu là cung điện, đền miếu, đặc biệt nhất là Kim tự tháp.
+ Kim tự tháp:

Kim tự tháp là ngôi mộ của các Vua Ai Cập thuộc vương triều III và vương triều IV thời Cổ vương quốc. Các ngôi mộ ấy được xây ở vùng sa mạc ở Tây Nam Cairô ngày nay.
Kim tự tháp được bắt đầu xây dựng từ thời vua Giêde (Djeser), vua đầu tiên của vương triều III, vương triều đầu tiên của thời Cổ vương quốc. Đây là một ngôi tháp có bậc, cao 60m, đáy là một hình chữ nhật dài 120m, rộng 106m. Xung quanh tháp Giêde có đền thờ và mộ những thành viên trong gia đình và những người thân cận. Toàn bộ khu lăng này được bao bọc bởi một vòng tường xây bằng đá vôi.
Thời kỳ Kim tự tháp được xây dựng nhiều nhất và đồ sộ nhất là thời vương triều IV. Vua đầu tiên của Vương triều này là Xnêphru, đã xây cho mình hai Kim tự tháp, cái thứ nhất cao 36,5m, cái thứ hai cao 99m. Các vua kế tiếp như Kêốp, Kêphren, Mikêrin đều xây dựng những Kim tự tháp rất lớn: Kim tự tháp Kêốp (tên Ai Cập) là Hufu cao 146,5m, Kim tự tháp Kêphren cao 137m, Kim tự tháp Mikêrin cao 66m.
+ Tượng Xphanh (Nhân sư):
Nghệ thuật điêu khắc của Ai Cập cổ đại cũng có những thành tựu rất lớn biểu hiện ở hai mặt tượng và phù điêu. Từ thời cổ vương quốc về sau, các vua Ai Cập thường sai tạc tượng của mình và những người trong vương thất. Tượng thường tạc trên đá, gỗ hoặc đúc bằng đồng. Trong số các tượng của Ai Cập cổ đại, đẹp nhất là tượng bán thân Hoàng hậu Nêféctiti, vợ của vua Ichnatôn. Tuy nhiên, độc đáo nhất trong nghệ thuật điêu khắc của Ai Cập cổ đại là tượng Xphanh (Sphynx).

Xphanh, người ta thường dịch là con nhân sư, là những bức tượng mình sư tử đầu người hoặc dê. Những tượng này thường được đặt trước cổng đền miếu. Cá biệt, có đền miếu có đến 500 tượng như vậy.
Trong số các tượng Xphanh của Ai Cập cổ đại, tiêu biểu nhất là tượng Xphanh ở gần Kim tự tháp Kêphren ở Ghidê. Tượng Xphanh này dài 55m, cao 20m, chỉ riêng cái tai đã dài 2m. Đó chính là tượng của vua Kêphren. Thể hiện vua dưới hình tượng đầu người mình sư tử là muốn ca ngợi vua không những có trí tuệ của loài người mà còn có sức mạnh như sư tử. Tượng này được tạc vào thế kỷ XXIX TCN theo lệnh của Kêphren. Từ đó về sau, tượng càng làm tăng thêm vẻ uy nghi và huyền bí của khu lăng mộ làm cho con người khiếp sợ. Dân du mục ở sa mạc gọi tượng Xphanh này là “vị thần khủng khiếp”, mỗi lần đi qua vùng này họ phải đi đường vòng chứ không giám đến gần. Hàng ngàn năm nay, người ta cứ thắc mắc mãi không rõ phía trong tượng Xphanh có gì không. Có người cho rằng trong đó có gian phòng dùng để tế thần, phía dưới có con đường ngầm. Chính vì muốn tìm hiểu Xphanh, Bônapác đã cho nã pháo vào đầu tượng này làm cho tượng Xphanh bị hỏng một phần.
5. Ẩm thực
Nằm giữa châu Phi và châu Á, Ai Cập đã tận dụng được lợi thế này để tiếp nhận những gì đặc sắc nhất của các quốc gia láng giềng. Ẩm thực Ai Cập là sự giao thoa giữa nhiều món đặc sản vùng Địa Trung Hải. Dream Travel giới thiệu bạn đọc nét đặc sắc của nền Ẩm Thực đa văn hóa Ai Cập
Ẩm thực Ai Cập là sự giao thoa giữa nhiều món đặc sản vùng Địa Trung Hải .Một nửa các món ăn Ai Cập có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kỳ. Ẩm thực Ai Cập còn chịu ảnh hưởng từ Li-băng, Iran, Hy Lạp và cả Anh Quốc.
Các bữa ăn truyền thống
Bữa ăn của người Ai Cập ngày nay khác với bữa ăn của tổ tiên họ ngày xưa. Bữa sáng thường có bánh mỳ và phô mai, hay có thể bắt đầu với foul. Bữa trưa diễn ra vào khoảng 2 giờ chiều hoặc thậm chí trễ hơn để mọi người trong gia đình đều có thể quây quần lại bên nhau. Món chính thường là thịt, cơm, bánh mỳ và rau. Trong bữa ăn, mọi người có thể thoải mái dùng mọi món ăn được bày ra. Bữa tối bắt đầu sau 9 giờ tối. Khi những người Ai Cập lên thành phố để dùng bữa, bữa ăn thường kéo dài đến 1 hay 2 giờ sáng là chuyện bình thường.
Đặc sản
Món ăn cơ bản nhất của người Ai Cập là foul, gồm bánh mỳ ăn với đậu hầm. Đậu được hầm cả đêm cho nhừ rồi được ăn kèm với shami (một loại bánh mỳ tương tự pitta). Pitta là loại bánh mỳ làm từ bột nhào nướng lên, kẹp đậu hầm nhừ, gia vị, salad và tahina (bột xay từ hạt vừng). Ta’amiva hay falafel cũng là một món ăn truyền thống của người Ai Cập. Người Ai Cập thường thích ăn thịt nướng và thịt băm, nhất là thịt gà và cừu.

Khi đến Ai Cập, bạn không thể bỏ qua món ăn nổi tiếng shishkebab (thịt ướp gia vị xiên que) cũng như món kushari, gồm mỳ, gạo, đậu lăng, hành phi và sốt cà chua. Molokhiyya là món ăn từ lá molokhiyya, nấu cùng với nước hầm từ gia cầm và gạo. Nếu bạn tò mò muốn khám phá kỹ hơn nữa các món ăn Ai Cập, hãy thử món bồ câu nướng với nước sốt.

Các loại trái cây tươi ở xứ sở này cũng rất phong phú như quả vả, quả chà là, dưa hấu căng mọng…, mùa nào thức nấy.
Để kết thúc bữa ăn, người Ai Cập thích dùng đồ ngọt. Món tráng miệng thường được ướp hương nước hoa hồng và rắc hạt đào lạc. Bạn hãy thử nếm món Om’ali béo ngậy, hỗn hợp gồm bột cán mỏng nhúng trong sữa ngọt lịm, trộn cùi dừa và hạt đào lạc. Đây là món bánh ngọt được ưa thích nhất. Baklava là tên các loại bánh ngọt nướng cùng quả óc chó và phủ siro đường.

Nói về du lịch các quốc gia Châu Phi thì Ai Cập dường như là điểm đến lý tưởng của nhiều du khách quan tâm đến kiến trúc và thích khám phá những điều huyền bí về các Pharaon. Hãy tham gia và cùng trải nghiệm chắc hẳn bạn sẽ có một cuộc dạo chơi thú vị và có nhiều thông tin bổ ích.
Những món dùng kèm trong các bữa ăn
Trước tiên phải kể đến nước trái cây thơm ngon, rất được ưa thích tại đất nước nắng nóng này. Các loại nước trái cây giàu vitamin như chuối, xoài, lựu, chanh, ổi, mía… Người Ai Cập cũng hay dùng trà và cà phê nhưng thường rất ngọt. Cà phê theo phong cách Thổ Nhĩ Kỳ uống kèm với bã cà phê. Bạn phải đợi cho đến khi bã cà phê lắng xuống dưới đáy trước khi uống. Nếu không thích ngọt, bạn có thể uống ahawa saada. Nếu bạn chỉ thích ít cà phê, hãy gọi cà phê Pháp. Cà phê pha sẵn Nescafé có bán ở khắp nơi. Karkadé là loại nước uống được chế biến từ hoa dâm bụt (giống như cách pha chè xanh), rất “đã khát “. Tất nhiên bạn không thể bỏ qua trà bạc hà. Người Ai Cập uống trà bạc hà mọi lúc mọi nơi.

Dù theo tôn giáo nào, phần lớn người Ai Cập cũng khá thoải mái trong việc dùng đồ uống có cồn. Loại bia stella rất phổ biến ở Ai Cập. Rượu vin của đất nước Kim Tự Tháp này cũng khá ngon nhưng giá cao. Nếu có người bản địa nào đó mời bạn đi uống, bạn phải cẩn thận vì có thể bạn sẽ uống phải rượu hay bia pha, những loại thức uống rất có hại cho sức khỏe. Cũng cần chú ý là uống nước khoáng thì tốt hơn là nước máy.
Nói về Châu Phi thì Ai Cập dường như là điểm đến của nhiều du khách quan tâm đến kiến trúc và thích khám phá những điều huyền bí về các Pharaon. Hãy tham gia và cùng trải nghiệm, du khách sẽ có một cuộc dạo chơi thú vị và có nhiều thông tin bổ ích.