TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NƯỚC LESOTHO
Thông tin chung
Tên đầy đủ |
Vương quốc Lesotho |
Vị trí địa lý |
Nằm ở Nam Phi ,1 vùng đất thuộc Nam Phi |
Diện tích Km2 |
30,355 |
Tài nguyên thiên nhiên |
Nước, đất Nông nghiệp và trồng trọt , kim cương, cát, đá xây dựng, đất sét |
Dân số (triệu người) |
1.94 |
Cấu trúc dân số |
0-14 tuổi: 33.1%
15-24 tuổi: 20.2%
25-54 tuổi: 36.3%
55-64 tuổi: 4.9%
Trên 65 tuổi: 5.4% |
Tỷ lệ tăng dân số (%) |
0.340 |
Dân tộc |
Người Sotho, người Châu Âu, người Châu Á và dân tộc khác |
Thủ đô |
Maseru |
Quốc khánh |
10-04-66 |
Hệ thống pháp luật |
Dựa theo chế độ luật pháp của Anh và Roman-Hà Lan |
GDP (tỷ USD) |
3.945 |
Tỷ lệ tăng trưởng GDP (%) |
4.3 |
GDP theo đầu người (USD) |
2000 |
GDP theo cấu trúc ngành |
nông nghiệp: 6.7%
công nghiệp: 34.6%
dịch vụ: 58.7% |
Lực lượng lao động (triệu) |
0.8945 |
Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp |
nông nghiệp: 86%
công nghiệp và dịch vụ: 14% |
Sản phẩm Nông nghiệp |
Ngô, lúa mì, đậu, lúa miến, lúa mạch, thú nuôi |
Công nghiệp |
Thực phẩm, đồ uống, dệt may, thủ công mỹ nghệ, xây dựng, du lịch |
Xuất khẩu (triệu USD) |
1039 |
Mặt hàng xuất khẩu |
sản xuất ( quần áo, giày dép), len và vải nỉ angora, thực phẩm và động vật sống |
Đối tác xuất khẩu |
N/A |
Nhập khẩu (triệu USD) |
2469 |
Mặt hàng nhập khẩu |
Thực phẩm, vật liệu xây dựng, xe cộ, máy móc, dược phẩm, sản phẩm dầu mỏ |
Đối tác nhập khẩu |
N/A |
Nguồn: CIA 2013
1. Địa lý
Lesotho Thuộc Nam Phi. Phần lớn lãnh thổ Lesotho là núi, với đỉnh cao nhất là Tha-ba-na Nơ-tơ-len-i-a-na, 3.482m, nằm trên dãy núi Đra-ken-béc.
Khí hậu: Khí hậu cận nhiệt đới ôn hoà. Vùng núi có nhiệt độ thấp hơn.
Kinh tế – Công nghiệp chiếm 42%, nông nghiệp: 14% và dịch vụ: 44% GDP.
Tài nguyên nghèo, chỉ có 19% đất canh tác được.
Chăn nuôi giao súc, cừu và dê là ngành kinh tế chủ yếu (có 1,5 triệu con cừu, 900.000 dê và 40.000 bò). Tài nguyên gồm có kim cương và nguồn nước dồi dào để xuất sang Nam Phi. Phải nhập lương thực, hàng tiêu dùng từ Nam Phi; Sản xuất điện 209 triệu kWh, tiêu thụ 518 triệu kWh; sản xuất hàng dệt, thủ công mỹ nghệ, đồ uống. Xuất khẩu đạt 235 triệu USD, nhập khẩu đạt 799 triệu USD; nợ nước ngoài: 675 triệu USD.
2. Văn hoá – xã hội
Số người biết đọc, biết viết đạt 71,3%; nam: 81,1%, nữ: 62,3%.
Hệ thống giáo dục được quản lý thông qua ba nhà thờ lớn nhất, dưới sự hướng dẫn của Bộ Giáo dục. Tỷ lệ người biết chữ xếp vào loại cao nhất châu Phi.
Tuổi thọ trung bình đạt 50,79 tuổi; năm: 49,78, nữ: 51,84 tuổi. Tuổi thọ trung bình giảm nhanh là do dịch HIV/AIDS tăng dữ dội.
Những danh thắng dành cho du lịch, nghỉ ngơi và giải trí: Thủ đô, núi Dra-ken-béc và M-lô-ti, các con số Ô-ran-giơ và Ca-lê-đôn…
3. Lịch sử
Lesotho được lãnh tụ Mô-su-su I thành lập năm 1820. Vương quốc này không bị sáp nhập vào Nam Phi và trở thành xứ bảo hộ của Anh vào năm 1868. Từ khi độc lập (1966), Lê-sô-tô vẫn phụ thuộc vào Nam Phi. Thủ lĩnh Giô-na-than của Lesotho (Thủ tướng từ 1966 đến 1986) tìm cách hạn chế ảnh hưởng của Nam Phi, nhưng đã bị một cuộc đảo chính lật đổ. Năm 1990, Hội đồng quân sự phế truất vua và đưa con trai của vua lên ngôi. Năm 1993 thông qua Hiến pháp mới và tổ chức bầu cử dân chủ. Vua hiện nay của Lê-số-to là Kô-nic Lét-si III, lên ngôi năm 1996.
5. Cơ quan hành pháp:
Người đứng đầu nhà nước: Vua
Người đứng đầu chính phủ: Thủ tướng
Ngôi Vua là cha truyền con nối, nhưng theo điều khoản của hiến pháp có hiệu lực sau cuộc bầu cử tháng 3 năm 1993, nhà Vua là tượng trưng cho sự thống nhất của quốc gia, không có quyền lập pháp cũng như hành pháp; người lãnh đạo của đảng đa số trong Hạ viện tự động trở thành Thủ tướng
6. Cơ quan lập pháp: Quốc hội hai viện gồm Thượng viện (33 ghế, 22 ghế cho những người đứng đầu chủ chốt, 11 thành viên khác do đảng cầm quyền bổ nhiệm) và Hạ viện (120 ghế, 80 ghế bầu theo phổ thông đầu phiếu, 40 ghế theo tỷ lệ, nhiệm kỳ 5 năm
7. Cơ quan tư pháp: Toà án cấp cao, chánh án do Quốc vương bổ nhiệm; Toà Thượng thẩm; Toà của các quan toà; Toà án phong tục (hay Toà án cổ truyền);
Đầu thế kỉ 19, các cuộc chiến của người Zulu đã đẩy lùi người Sotho về vùng thượng nguồn sông Orange. Thủ lĩnh Moshoeshoe đã tập hợp người Sotho trên lãnh thổ thuộc Lesotho hiện nay. Năm 1868, Moshoeshoe kí hiệp ước bảo hộ với nước Anh nhằm chống lại người Boer. Lãnh thổ Basutoland (đất của người Basuto hoặc Suto) bị sáp nhập vào thuộc địa Cape năm 1878 và trở thành xứ bảo hộ tự trị năm 1884.
Năm 1966, Basutholand trở thành vương quốc độc lập dưới quyền trị vì của vua Moshoeshoe II và đổi tên thành Lesotho.
Từ năm 1970, Thủ tướng Leabua Jonathan dần dần chiếm quyền, nhà vua phải lưu vong. Năm 1986, Jonathan bị tướng Lekhanya lật đổ. Năm 1991, Hội đồng Quân sự lật đổ tướng Lekhanya và thiết lập thể chế đa đảng. Năm 1993, đảng Đại hội của nhà lãnh đạo Ntsu Mokhehle thắng cử. Năm 1995, Quốc vương Moshoeshoe II trở lại ngôi vua. Năm 1996, Moshoeshoe II chết trong một tai nạn xe hơi. Con trai là Letsie III lên nối ngôi.
Mùa thu năm 1998, hàng trăm người biểu tình tụ tập trước cung điện nhà vua trong nhiều tuần lễ để phản đối việc gian lận bầu cử tháng 5 qua đó Thủ tướng Pakalitha Mosisili lên cầm quyền. Họ yêu cầu Chính phủ từ nhiệm và tổ chức cuộc bầu cử mới. Quân đội của Nam Phi và Botswana tiến vào lãnh thổ Lesotho chặn đứng đám đông nổi dậy và dập tắt cuộc nổi loạn của quân đội.
Hiện nay, Lesotho phải đương đầu với tỉ lệ người nhiễm HIV cao và những dự đoán cho rằng dân số quốc gia này sẽ sút giảm trong nhiều năm tới nếu xu hướng này cứ tiếp tục gia tăng. Trong cuộc bầu cử Quốc hội 2002, đảng Đại hội vì Dân chủ Lesotho đương quyền giành thắng lợi với 54% phiếu bầu.