TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NƯỚC Ý

1. Thông tin chung
Tên đầy đủ |
Cộng hòa Italy |
Vị trí địa lý |
Nằm ở Nam Âu, 1 bán đảo kéo dài đến giữa biển Địa Trung Hải, phía Đông Bắc của Tuynizi |
Diện tích Km2 |
301,230 |
Tài nguyên thiên nhiên |
Kẽm, thuỷ ngân, than đá, kali cacbonat, cẩm thạch, barit, amiăng, đá bọt, hoàng thạch, fenspat, pirit, khí tự nhiên, dự trữ dầu thô, cá, đất trồng trọt |
Dân số (triệu người) |
61.48 |
Cấu trúc dân số |
0-14 tuổi: 13.8%
15-24 tuổi: 9.9%
25-54 tuổi: 43.2%
55-64 tuổi: 12.3%
Trên 65 tuổi: 20.8% |
Tỷ lệ tăng dân số (%) |
0.340 |
Dân tộc |
Người Ý |
Thủ đô |
Rome |
Quốc khánh |
17/3/1861 |
Hệ thống pháp luật |
Dựa theo chế độ luật pháp dân sự |
GDP (tỷ USD) |
1834 |
Tỷ lệ tăng trưởng GDP (%) |
-2.3 |
GDP theo đầu người (USD) |
30100 |
GDP theo cấu trúc ngành |
nông nghiệp: 2%
công nghiệp: 23.9%
dịch vụ: 74.1% |
Lực lượng lao động (triệu) |
25.28 |
Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp |
nông nghiệp: 3.9%
công nghiệp: 28.3%
dịch vụ: 67.8% |
Sản phẩm Nông nghiệp |
Trái cây, rau quả, nho, khoai tây, củ cải đường, đậu nành, ngũ cốc, ô liu, thịt bò, sản phẩm từ sữa, cá |
Công nghiệp |
Du lịch, máy móc, sắt và thép, hóa chất, chế biến thực phẩm, dệt may, xe có động cơ, quần áo, giày dép, gốm sứ |
Xuất khẩu (triệu USD) |
483300 |
Mặt hàng xuất khẩu |
Sản phẩm cơ khí, dệt may và quần áo, sản xuất máy móc, xe có động cơ, thiết bị vận tải, hóa chất, thực phẩm, đồ uống và thuốc lá, khoáng chất và kim loại màu |
Đối tác xuất khẩu |
Đức, Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Hoa Kỳ |
Nhập khẩu (triệu USD) |
469700 |
Mặt hàng nhập khẩu |
Sản phẩm cơ khí, hóa chất, thiết bị vận tải, sản phẩm năng lượng, khoáng sản và kim loại màu, dệt may và quần áo, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá |
Đối tác nhập khẩu |
Đức, Pháp, Trung Quốc, Hà Lan, Tây Ban Nha |
Nguồn: CIA 2013

2. Vị trí địa lý và khí hậu
Ý nằm về phía Nam của châu Âu, 3 mặt giáp với Địa Trung Hải, phía Bắc giáp với Serbia & Montenegro, Áo, Thuỵ Sỹ, Pháp. Nhìn trên bản đồ Italia có hình như một chiếc ủng.
Khí hậu tại Italia khá đa dạng và có thể khác biệt khá nhiều so với hình mẫu khí hậu Địa Trung Hải và “vùng đất mặt trời”, tuỳ thuộc từng địa điểm. Các vùng nội địa phía Bắc Italia (Torino, Milano và Bologna) có khí hậu lục địa, trong khi những vùng ven biển Liguria và bán đảo phía nam Firenze có khí hậu Địa Trung Hải.
Khí hậu các vùng ven biển của bán đảo có thể rất khác biệt so với vùng nội địa, đặc biệt vào những tháng mùa đông. Những vùng có độ cao lớn nhiệt độ lạnh, ẩm và thường có tuyết. Tại các vùng ven biển, nơi tập trung hầu hết các thành phố lớn, có kiểu khí hậu đặc trưng Địa Trung Hải với mùa đông ôn hoà và mùa hè thường nóng và khô. Thời gian và mức độ khô của mùa hè tăng dần về phía nam (so sánh các bảng của Rome, Napoli và Brindisi).
Giữa phía Bắc và phía Nam có sự khác biệt khá lớn về nhiệt độ, nhất là vào mùa đông: trong một số ngày mùa đông nhiệt độ có thể xuống còn -2°C (24ºF) và có tuyết tại Milano, trong khi nó là 12°C (54ºF) tại Rome và 18°C (64ºF) tại Palermo. Sự khác biệt nhiệt độ ít thấy hơn vào mùa hè.
Bờ biển phía Đông bán đảo không ẩm như khu vực phía tây, nhưng thường có nhiệt độ lạnh hơn trong mùa đông. Khu phía Bắc dải bờ biển phía đông Pescara thỉnh thoảng bị ảnh hưởng bởi những cơn gió lạnh bora vào mùa đông và mùa xuân, nhưng tại đây gió yếu hơn vùng quanh Trieste.
Số lượng ngày mưa ít nhất và nắng nhiều nhất xuất hiện tại cực Nam lục địa và tại Sicilia cùng Sardinia. Ở đây trung bình có từ 4 – 5 giờ nắng trong một ngày mùa đông và lên tới 10 – 11 giờ vào mùa hè. Ở phía Bắc lượng mưa phân bố đồng đều trong cả năm, dù mùa hè thường ẩm hơn. Từ tháng 11 tới tháng 3, thung lũng Po thường có sương mù bao phủ, đặc biệt ở vùng trung tâm (Pavia, Cremona và Mantua), tuy số lượng ngày có nhiệt độ dưới 0°C thường từ 60 – 90 ngày/năm, với đỉnh điểm có thể lên tới 100 – 110 ngày chủ yếu tại các vùng nông thôn.
Nhiệt độ mùa hè thường đồng nhất từ Bắc xuống Nam. Tại các thành phố như Rome và Milano, những hiệu ứng đảo nhiệt mạnh có thể xuất hiện, vì thế bên trong vùng đô thị, mùa đông có thể ôn hoà hơn và mùa hè có thể ngột ngạt hơn.
3. Lịch sử
Ý là một quốc gia có lịch sử lâu đời gắn liền với lịch sử La Mã cổ đại. Sau thời kỳ hưng thịnh của La Mã cổ đại, từ thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên đất nước đi vào thời kỳ suy thoái. Chiến tranh giữa các vương triều diễn ra liên miên và bị các đế quốc bên ngoài đô hộ nhưng từ thế kỷ 14, Italia bước vào thời kỳ Phục Hưng và trở thành trung tâm thương mại, văn hoá ở châu Âu trong thế kỷ 15 – 16. Năm 1870 Italia được thống nhất và từ đó bước vào thời kỳ phát triển hiện đại.
4. Kinh tế – Xã hội:
Kinh tế:
Ý có nền công nghiệp phát triển với tổng giá trị tương đương với Pháp và Anh. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phân chia thành khu công nghiệp phát triển phía Bắc thuộc quyền sở hữu của các công ty tư nhân và khu nông nghiệp phía Nam, kém phát triển hơn và dựa vào trợ cấp xã hội với 20% dân số thất nghiệp.
Phần lớn nguyên liệu thô cần thiết để phát triển công nghiệp và hơn 75% nhu cầu năng lượng đều phải nhập khẩu. Hơn một thập kỷ qua, Itlaia theo đuổi chính sách tài khoá chặt nhằm đáp ứng các tiêu chí của Liên minh kinh tế và tiền tệ châu Âu và do đó nước này duy trì được mức lãi suất và lạm phát thấp. Chính phủ hiện nay đã tiến hành một loạt đổi mới ngắn hạn nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh và tăng trưởng dài hạn. Tuy nhiên, về cải cách cơ cấu Italia vẫn tiến hành rất chậm, ví dụ như những vấn đề liên quan đến giảm nhẹ gánh nặng thuế, cải thiện thị trường lao động cứng nhắc và chế độ lương hữu quá hậu hĩnh do nhịp độ tăng trưởng kinh tế hiện nay đã chững lại và sức ép từ công đoàn. Tuy nhiên, chính quyền đang phải đối mặt với những thách thức kinh tế nặng nề như thâm hụt ngân sách đã đạt vượt mức trần EU cho phép là 3%, Kinh tế năm 2006 tăng trưởng chậm, và tỉ lệ thất nghiệp vẫn cao.
Dân số:
Tổng số dân: 59.536.507 người (10/2007)
Độ tuổi trung bình: 42,2 tuổi
Tốc độ tăng trưởng dân số: 0,04% (ước 2006)
Tỷ lệ sinh: 8,72 /1,000 (ước 2006)
Tỉ lệ tử: 2,06/1.000 (ước 2006)
Tỉ lệ nhập cư: 0,4 người/1.000 người
Cơ cấu giới tính: 0,97 nam/nữ
Tuổi thọ trung bình: 76,12 tuổi
Dân tộc: Khu vực phía Bắc cư dân có nguồn gốc từ Đức, Pháp, Slovene-Italia, phía Nam là Albani-Italia, Hy Lạp-Italia.
Pháp luật:
Hệ thống pháp luật của Italia dựa trên luật La Mã, đặc biệt là luật dân sự và luật thời Napoleon của Pháp.
5. Văn hóa – Nghệ thuật
Văn học:
Văn học Ý có truyền thống nổi tiếng lâu đời về tính chất sáng tạo mới mẻ và tính độc đáo. Truyền thống La-tinh được các học giả lưu giữ, ngay cả sau khi đế chế La Mã phương Tây suy vong. Nền văn học Ý thể hiện một quá trình thay đổi lớn qua sự phát triển của thời kỳ Phục Hưng và đã được thể hiện qua những tác phẩm của Aligheiri Dante, Petrarch, và Boccaccio. Các tác phẩm Divine của Dante, Sonnets của Petrarch đến tác phẩm Decamerone của Laura và Boccaccio đều là những tác phẩm tiêu biểu đối với các nhà văn trong thời Phục Hưng sau này.
Ẩm thực:

Món ăn nổi tiếng nhất của Italia là mì với hơn 400 loại khác nhau. Cũng có rất nhiều loại nước sốt khác nhau và chính điều đó làm cho món mì Italia (mì Ý) khác với món mì ở nơi khác. Mỗi loại nước sốt, kem, cà chua, phô mai, thịt hay cá đều có công thức kết hợp với mì.
Chiếc bánh pizza đầu tiên ra đời tại thành phố Napoli của Italia, khi hoàng hậu Margherita Maria Teresa Giovanna ngự giá đến đây vào năm 1889. Pizza chính là đại diện tiêu biểu nhất cho phong cách hòa trộn độc đáo. Pizza cũng là một món ăn rất nổi tiếng trong nghệ thuật ẩm thực của Italia. Hầu hết các món ăn tuyệt vời của Italia đều có đặc điểm chung nhất là có thể chuẩn bị rất nhanh chóng và kinh tế. Hầu như tất cả các món ăn Italia đều chú trọng đến rau, hydrat-cacbon và hàm lượng mỡ động vật trong thức ăn thấp. Đặc biệt, bữa ăn sẽ trở nên tuyệt vời khi đi kèm với một chai vang đỏ của Italia.
Âm nhạc:
Từ nhạc đồng quê cho đến nhạc cổ điển, âm nhạc đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống văn hóa Italia. Là nơi sản sinh ra dòng nhạc Opera, Italia đã xây dựng nền tảng vững chắc cho truyền thống âm nhạc cổ điển. Các nhạc cụ cổ điển như dương cầm và violon được sáng tạo ra từ Italia và nhiều thể loại nhạc cổ điển như giao hưởng, concerto và sonata cũng đã xuất hiện từ thế kỷ 16,17 trong nền âm nhạc nước này.
Những nhà soạn nhạc tài ba của Italia trong thời kì Phục hưng là: Palestrina và Giusseppe Verdi, các nhà soạn nhạc Baroque như: Alessandro Scarlatti và Vivaldi, các nhà soạn nhạc cổ điển như Rossini và Paganini, nhà soạn nhạc lãng mạn như Verdi và Puccini. Hai nhà soạn nhạc Berio và Nono cũng có góp quan trọng vào nền âm nhạc hiện đại với sự phát triển của nhạc điện tử thử nghiệm.
Lễ hội:

Ý là đất nước có vẻ đẹp rạng rỡ. Người Italia ăn mừng Giáng sinh và năm mới bằng cách trang hoàng tráng lệ. Hàng năm có hàng trăm lễ hội được tổ chức ở gần như tất cả các thị trấn ở Italia. Lễ kỷ niệm, lễ hội và những bữa tiệc bên đường phố là một phần trong cuộc sống của người Italia. Có rất nhiều trò chơi và các hoạt động khác nhau trong ngày hội như ẩm thực, nếm rượu, nhạc Jazz, bóng đá, tất cả đều là những phần không thể thiếu trong những lễ hội. Italia cũng là quốc gia tổ chức đăng cai một số những sự kiện quốc tế quan trọng như liên hoan phim, khiêu vũ và nghệ thuật.