TỔNG QUAN VỀ VANUATU
I. Khái quát chung về Vanuatu
Thủ đô : Port Vila
Vị trí địa lý : Vanuatu là quốc gia quần đảo, Đông gần Australia, Tây gần Fiji, Nam gần quần đảo Solomon và Bắc gần đảo New Caledonia
Diện tích : 11,830 km2, bao gồm 83 đảo lớn nhỏ
Khí hậu : nhiệt đới, nhiệt độ trung bình từ 22 đến 32
Dân số : khoảng 235,000 người (2008)
Dân tộc : Người ni-Vanuatu (94%), người Châu Âu (4%), Micronesians, Polynesians; Hoa kiều và Việt kiều (2%)
Ngôn ngữ chính : Bislama, tiếng Anh, Pháp.
Tôn giáo : Chủ yếu theo đạo Cơ đốc (84%)
Tiền tệ : Vanuatu Vatu
Ngày Độc lập : 30/7/1980
Tổng thống : Kalkot Matas Kelekele
Thủ tướng : Ham Lini
II. Lịch sử:
– Tại rất nhiều đảo trong quần đảo đã có thổ dân cư trú từ hàng nghìn năm trước.
– Người Châu Âu gồm Tây Ban Nha, Anh, Pháp khám phá ra quần đảo từ đầu thế kỷ 17 và bắt đầu đến định cư từ cuối thế kỷ 18, đặt tên cho quần đảo là New Hebrides và đặt dưới sự quản lý của Ủy ban Hải quân chung Anh – Pháp.
– Từ đầu những năm 1970, bắt đầu phong trào đòi độc lập cho New Hebrides và ngày 30/7/1980, New Hebrides tuyên bố độc lập, thông qua hiến pháp mới và đổi tên là Va-nu-a-tu.
III. Thể chế chính trị:
– Vanuatu theo chế độ dân chủ nghị viện. Quốc hội gồm một viện, gồm 46 thành viên, được bầu 4 năm một lần. Nguyên thủ quốc gia là Tổng thống, được Quốc hội và Chủ tịch các hội đồng khu vực bầu với nhiệm kỳ 5 năm. Thủ tướng do Quốc hội bầu và có quyền bổ nhiệm Hội đồng Bộ trưởng.
– Các Đảng chính trị chính: Vanuaaku Pati, Đảng thống nhất Dân tộc (NUP) và một số đảng khác.
IV. Tình hình kinh tế – xã hội:
Va-nu-a-tu có nền kinh tế còn chưa phát triển, chủ yếu là nông nghiệp với quy mô nhỏ, công nghiệp còn khiêm tốn; ngoài ra còn một số ngành khác như đánh bắt hải sản, khai khoáng và du lịch. Tốc độ tăng GDP trung bình khoảng 2,9%. Va-nu-a-tu nhập khẩu nhiều máy móc, phương tiện vận tải, thực phẩm, dầu mỏ, hoá chất trong khi xuất khẩu khiêm tốn chủ yếu là cùi dừa, ca cao, thịt bò, gỗ. Bạn hàng và cũng là nước cung cấp viện trợ chính là Ôxtrâylia, Anh, Pháp, Liên minh châu Âu (EU), Nhật bản, New Zealand. Nhập khẩu của Va-nu-a-tu từ Ôxtrâylia chiếm khoảng 40% – 50%, New Zealand: 11%, New Caledonia: 8%, Nhật: 10%, Fiji và Pháp: 6%. Thu nhập bình quân đầu người của Vanuatu đạt 2442 USD năm 2008 (số liệu của IMF).
V. Đối ngoại:
– Vanuatu theo đuổi chính sách đối ngoại hòa bình, không liên kết, chống vũ khí hạt nhân. Đến nay, Va-nu-a-tu có quan hệ ngoại giao với 74 nước. Va-nu-a-tu có quan hệ hợp tác kinh tế và văn hóa chặt chẽ với Ô-xtrây-li-a, Niu Di-lân và EU và Nam Thái Bình Dương. Hiện nay, Va-nu-a-tu cũng đang chú trọng phát triển quan hệ với nhiều nước khác, đặc biệt là các nước lớn cung cấp nhiều viện trợ như Trung Quốc, Mỹ và các nước láng giềng khu vực.
– Vanuatu là thành viên Liên hợp quốc (1981), Khối thịnh vượng chung (Common Wealth), Phong trào Không liên kết (1983), Khối Pháp ngữ (ACCT), Ngân hàng thế giới WB, Qũy tiền tệ quốc tế IMF, Diễn đàn các nước Nam Thái bình dương (SPF)…
VI. Quan hệ với Việt Nam:
– Việt Nam và Vanuatu có quan hệ truyền thống, hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 3/3/1982. Va-nu-a-tu coi trọng tăng cường quan hệ và hợp tác với Việt Nam. Tuy nhiên đến nay hợp tác giữa hai nước chưa có nhiều.
– Thủ tướng Vanuatu Serge Vohor dự Hội nghị Cấp cao các nước nói tiếng Pháp tại Hà Nội. Tháng 3/2007, đoàn công tác liên ngành về người Việt Nam ở nước ngoài do thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Phú Bình dẫn đầu đã thăm làm việc tại Va-nu-a-tu.
– Về hợp tác kinh tế, Vanuatu có hai dự án đầu tư ở Việt Nam với tổng trị giá 2,91 triệu USD, ở các lĩnh vực điện tử (tại Tp Hồ Chí Minh, trị giá 1 triệu USD) và đào tạo chuyên ngành dầu khí (tại Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, trị giá 1,91 triệu USD).