TỔNG QUAN VỀ KOSOVO

1. Thông tin chung
Thủ đô |
Pristina |
Chính phủ |
Dân chủ đại nghị |
Tiền tệ |
Euro (€) |
Diện tích |
10.887 km² |
Dân số |
2.126.708 |
Ngôn ngữ |
Tiếng Albania 90% (chính thức), tiếng Serbia 6% (chính thức), tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, Romany |
Tôn giáo |
Hồi giáo 92%, Chính thống giáo 6%, Công giáo La Mã 1%, Bektashi (một giáo phái Sufi) có rất nhiều giáo phái Sufi ở Kosovo |
Hệ thống điện |
230V/50Hz (ổ cắm châu Âu) |
Mã số điện thoại |
+383, +377, +386 |
Internet TLD |
None |
Múi giờ |
UTC +1 |
|
2. Vị trí địa lí, khí hậu
Kosovo là cầu nối giữa vùng Trung và Nam Âu và giữa biển Adriatic và biển Đen. Kosovo có diện tích 10.908 km². Kosovo nằm giữa 41° và 44° vĩ Bắc, và từ 20° and đến 22° kinh Đông. Biên giới của Kosovo dài xấp xỉ 602,09 km.
Kosovo có khí hậu lục địa, với mùa hè ấm và mùa đông lạnh và có tuyết rơi. Địa hình của Kosovo hầu hết là đồi núi, đỉnh cao nhất là Đeravica (2.656 m/8.714 ft). Có hai khu vực đồng bằng chính, bồn địa Metohija nằm ở phần phía tây của Kosovo, và đồng bằng Kosovo nằm ở phần phía đông. Các sông chính tại Kosovo là Drin Trắng (chảy ra biển Adriatic, với chi lưu Erenik), Sitnica, Morava Nam tại vùng Goljak, và Ibar ở phía bắc. Các hồ lớn nhất là Gazivoda, Radonjić, Batlava và Badovac.
39,1% diện tích Kosovo là rừng, khoảng 52% được phân loại là đất nông nghiệp, 31% trong đó được đồng cỏ bao phủ và 69% là đất canh tác. Về mặt địa thực vật, Kosovo thuộc ngành Illyria của vùng Vòng Bắc Cực thuộc giới Phương Bắc. Theo WWF và Bản đồ Kỹ thuật số của các vùng sinh thái châu Âu của Cơ quan Môi trường châu Âu, lãnh thổ Kosovo thuộc vùng sinh thái rừng hỗn hợp Balkan. Hiện nay, 39.000 ha của vườn quốc gia Dãy núi Šar, được thành lập vào năm 1986 tại dãy núi Šar dọc theo biên giới với Cộng hòa Macedonia, là vườn quốc gia duy nhất tại Kosovo, mặc dù vườn Hòa bình Balkan tại Prokletije dọc theo biên giới với Montenegro cũng được đề xuất nâng lên thành vườn quốc gia.
Kosovo giàu tài nguyên thiên nhiên. Kosovo có trữ lượng lớn về chì, kẽm, bạc, niken, côban, sắt và bô xít. Ngoài ra, người ta cũng tin rằng Kosovo có khoảng 14.000 tỉ tấn than non. Công ty Avrupa Minerals Ltd của Canada đã có được quyền khai thác trong một chương trình khai mỏ kéo dài ba năm, bắt đầu từ mùa hè năm 2011. Năm 2005, Tổng cục Mỏ và Khoáng sản cùng Ngân hàng Thế giới ước tính rằng Kosovo có lượng khoáng sản trị giá 13,5 tỉ euro.
3. Kinh tế
Chính sách kinh tế của Cộng hòa Kosovo hướng đến một hệ thống thương mại tự do. Trong bối cảnh này, chính phủ đã soạn thảo một khung pháp lý để đảm bảo việc thực thi các tiêu chuẩn châu Âu về khả năng cạnh tranh.
Kosovo được IMF phân loại là một quốc gia đang phát triển, với GDP bình quân đầu người ước đạt 6.560 USD (2016). Do Kosovo là nơi có dự trữ than đá lớn thứ hai tại châu Âu, nó từng có công ty xuất khẩu lớn nhất (Trepča) tại Cộng hòa Liên bang Nam Tư Tuy nhiên, Kosovo lại là tỉnh nghèo nhất Nam Tư và nhận được sự trợ cấp đáng kể từ tất cả các nước cộng hòa khác của Nam Tư. Ngoài ra, trong thập niên 1990, các chính sách kinh tế tồi tệ, trừng phạt quốc tế, ngoại thương không đáng kể và xung đột sắc tộc đã tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế Kosovo.
Sau khi đạt mức nhảy vọt vào năm 2000 và 2001, tốc độ tăng trưởng GDP của Kosovo đã có mức âm vào năm 2002 và 2003 và được dự kiến đạt 3% vào năm 2004–2005, với nguồn lực tăng trưởng trong nước không thể bù đắp được nguồn hỗ trợ từ bên ngoài. Lạm phát thấp, trong khi ngân sách đã thâm hụt lần đầu tiên vào năm 2004. Năm 2004, thâm hụt cán cân hàng hóa và dịch vụ là gần 70% tổng GDP. Kiều hối từ những người Kosovo sống ở nước ngoài chiếm khoảng 13% GDP, và viện trợ nước ngoài chiếm khoảng 34% GDP.
Hầu hết sự phát triển kinh tế từ năm 1999 đến từ các lĩnh vực thương mại, bán lẻ và xây dựng. Khu vực kinh tế tư nhân đã nổi lên từ năm 1999 song chủ yếu vẫn có quy mô nhỏ. Lĩnh vực công nghiệp vẫn còn yếu và nguồn cung điện không ổn định. Tỉ lệ thất nghiệp vẫn còn rất cao, vào khoảng 40–50% lực lượng lao động.
Euro là loại tiền tệ được Cộng hòa Kosovo sử dụng, song Kosovo không phải là thành viên chính thức của Eurozone. Đồng euro được Phái bộ Liên Hiệp Quốc tại Kosovo cùng các cơ quan chính phủ sử dụng. Ban đầu, vào năm 1999, Kosovo chấp thuận lấy đồng mark Đức để thay thế dinar Nam Tư, và do đó chuyển sang euro khi nó thay thế mác Đức. Tuy nhiên, dinar Serbia vẫn được sử dụng tại các khu vực của người Serb
4. Tôn giáo
Có hai tôn giáo chính tại Kosovo là Hồi giáo và Ki-tô giáo. Tín đồ Hồi giáo chiếm 90% dân số Kosovo, và hầu hết theo hệ phái Sunni, với một thiểu số Hồi giáo Bektashi. Nếu được xem là một quốc gia độc lập, Kosovo là một trong ba quốc gia nằm hoàn toàn trong châu Âu có tỉ lệ người Hồi giáo lớn – tiếp theo Bosna và Hercegovina và Albania. Hồi giáo được đưa đến cùng với cuộc chinh phục của đế quốc Ottoman trong thế kỷ 15 và nay được hầu hết người Albania thừa nhận rằng có đức tin. Tuy nhiên, Hồi giáo không thống trị đời sống xã hội của Kosovo, và khu vực phần lớn theo xu hướng thế tục. Khoảng 3% người Albania tại Kosovo vẫn theo Công giáo La Mã bất chấp hàng thế kỷ nằm dưới sự thống trị của Ottoman. Ước tính có khoảng 65.000 tín đồ Công giáo tại Kosovo và khoảng 60.000 người Kosovo là tín hữu Công giáo ở bên ngoài Kosovo. Người Serb, ước tính có khoảng 100.000 đến 120.000 người, phần lớn theo Chính Thống giáo Serbia. Kosovo có nhiều các nhà thờ và tu viện Chính Thống giáo Serbia. Khoảng 140 đã bị phá hủy và cướp phá một phần trong thời kỳ từ 1999 đến 2004, trong đó có 30 là nạn nhân của vụ bùng nổ bạo lực vào tháng 3 năm 2004.
5. Ngôn ngữ
Ngôn ngữ thông dụng nhất tại Kosovo là tiếng Albania, ngôn ngữ thứ nhất của 88–92% dân số. Phương ngữ Gheg là phương ngữ bản địa của người Albania tại Kosovo, song tiếng Albania tiêu chuẩn nay được sử dụng rộng rãi với vị thế ngôn ngữ chính thức. Tiếng Serbia là ngôn ngữ phổ biến thứ hai, là ngôn ngữ thứ nhất của 5–7% cư dân. Theo dự thảo Hiến pháp Kosovo, tiếng Serbia cũng là một ngôn ngữ chính thức. Các ngôn ngữ thiểu số khác tại Kosovo bao gồm tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, tiếng Gora và các tiếng Serbia-Croatia khác
6. Ẩm thực
Các món ăn Kosovan (tiếng Albania: Kuzhina Kosovare) là một đại diện của ẩm thực của người Balkan và bao gồm các món ăn truyền thống của các nhóm dân tộc có nguồn gốc từ Kosovo. Do các kết nối lịch sử và dân tộc với Albania, nó đã bị ảnh hưởng đáng kể bởi ẩm thực Albania và đã áp dụng các yếu tố của các nước Balkan khác.
Bánh mì, sữa, thịt, trái cây và rau quả là những mặt hàng chủ lực quan trọng trong ẩm thực Kosovan. Với sự đa dạng của công thức nấu ăn, các món ăn hàng ngày của Kosovan điều chỉnh tốt cho mùa hè nóng thường xuyên của đất nước và mùa đông dài thường xuyên. Do khí hậu lục địa của nó, rau tươi được tiêu thụ vào mùa hè trong khi dưa chua trong suốt mùa thu và mùa đông.
Bữa sáng tại Kosovo thường nhẹ, bao gồm chủ yếu là bánh sừng bò với cà phê, bánh mì sandwich, trứng bác, trứng tráng, petulla hoặc bánh mì nướng với xúc xích, phô mai chế biến, rau diếp và trà. Ngũ cốc với sữa, bánh quế, bánh quy và bánh kếp tự làm với mật ong hoặc mứt cam cũng thường được tiêu thụ đặc biệt là bởi trẻ em.
7. Cảnh quan du lịch
Đất nước Kosovo có lẽ là cái tên khá xa lạ đối với đại đa số người Việt Nam, nhưng đối với khu vực Đông Nam châu Âu (vùng Balkans) thì đây chính là một điểm du lịch nổi bật với ẩm thực, kiến trúc và di sản tôn giáo. Năm 2011, UNESCO xếp hạng Kosovo vào top 40 các địa điểm nên ghé thăm và theo đó lượt tìm kiếm các chuyến bay đến đây trên trang Skycanner cũng tăng theo.
Kosovo thuộc khu vực Đông Nam châu Âu hay còn gọi là vùng Balkans, vị trí của nước này chính là điểm giao thoa giữa các nước Albania, Montenegro, Macedonia, Serbia. Kosovo có diện tích 10.908 km². Địa hình của Kosovo hầu hết là đồi núi, đỉnh cao nhất là Đeravica (2.656 m). Thủ đô nằm tại Pristina và dùng đơn vị tiền tệ chung của châu Âu là đồng Euro. Đây là một trong những nước châu Âu hiếm hoi xin visa du lịch dễ dàng vì chính phủ nước này đang hướng tới mục tiêu vươn mình ra thế giới.

Hầu hết các quốc gia ở khu vực Balkans không có tên gọi riêng bằng tiếng Việt. Chỉ có Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ là hai trường hợp ngoại lệ hiếm hoi. Hai quốc gia khác cũng có tên bằng tiếng Việt nhưng ít phổ biến hơn là Bulgaria (Bảo Gia Lợi) và Romania (Lỗ Ma Ni). Từ Kosovo được biết là một tính từ sở hữu trong tiếng Serbia nghĩa là chim hoét, được tỉnh lược từ chữ Kosovo Polje tức là cánh đồng chim hoét, đây là địa điểm đã diễn ra trận cánh đồng Kosovo vào năm 1389. Tên gọi của cánh đồng được đặt cho một tỉnh của đế quốc Ottoman vào năm 1864.

Thời tiết của Kosovo là sự kết hợp phức tạp do ảnh hưởng địa hình và cấu tạo bởi khí hậu ôn hòa của Địa Trung Hải và khí hậu lục địa châu Âu. Khí hậu không quá mức khắc nghiệt với mùa hè ấm và mùa đông lạnh, có tuyết rơi. Như vậy du khách có thể thoải mái đến đây quanh năm mà không quá lo ngại về vấn đề thời tiết.
Một điểm khiến cho Kosovo cực kì thu hút khách du lịch chính là đặc trưng về di sản tôn giáo nơi đây. Đất nước Kosovo là một trong ba quốc gia ở châu Âu có tỉ lệ người Hồi giáo chiếm đa số cùng với Bosnia & Herzegovina và Albania. Ở Kosovo có hai tôn giáo là Hồi giáo và Ki-tô giáo, trong đó tín đồ Hồi giáo chiếm đến 90% dân số và hầu hết theo hệ phái Sunni, cùng thiểu số Hồi giáo Bektashi. Kiến trúc, văn hóa Hồi giáo không chỉ làm tăng sức hấp dẫn mà còn là một di sản rất đáng đến thăm.
Khu phức hợp thời Trung cổ tại Kosovo
Khu phức hợp thời Trung cổ tại Kosovo bao gồm những nhà thờ chính thống của người Cơ đốc giáo: Tu viện Decani, Nhà thờ Đồng trinh Leviša (Prizren), Tu viện Patriarchate (Péc), Tu viện Gracanica. Năm 2004, Tu viện Decani được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Năm 2006, UNESCO gia hạn và công nhận thêm 3 nhà thờ và tu viện còn lại đồng thời đổi tên thành Khu phức hợp thời Trung cổ tại Kosovo.
Thủ đô Pristina
Du lịch ở Pristina thu hút 36.186 lượt khách quốc tế trong năm 2012, đây là địa điểm du lịch chính ở Kosovo, sân bay quốc tế ở đây chính là cửa ngõ chính để vào Kosovo. Các quán cafe là một biểu tượng đại diện cho Pristina bởi chúng ta có thể tìm thấy nó hầu như ở khắp mọi nơi trong thành phố. Nơi đây cũng được biết đến là trung tâm của các lễ hội và sự kiện khác nhau.
Thị trấn Prizren
Thị trấn với lối kiến trúc cổ kính chịu nhiều ảnh hưởng của nền văn hóa Ottoman từ thời trung cổ. Bên cạnh những con phố cổ thì nhà thờ Hồi giáo ở đây rất tráng lệ, là một điểm níu chân mọi du khách muốn tìm hiểu về di sản tôn giáo tại nước này. Nếu yêu thích không khí yên bình hay ẩm thực của các nhà hàng với nét đẹp tinh tế thì không thể bỏ qua thị trấn này.
Tuy rằng việc thừa nhận Kosovo là một nước độc lập tách khỏi Serbia vẫn chưa hoàn toàn thống nhất nhưng mỗi năm có rất nhiều lượt du khách trên thế giới ghé thăm đất nước này. Thậm chí chính phủ đã bắt đầu thu thập dữ liệu các con số thống kê lượt khách ghé thăm và lưu trú qua đêm tại nước này.
Trên đây là những thông tin cần biết về tổng quan đất nước Kosovo mà chúng tôi cung cấp để du khách tham khảo trước khi bắt đầu một chuyến đi đến Kosovo. Chúc các bạn vui vẻ và có một chuyến đi đáng nhớ.