TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NƯỚC LIBYA
1. Thông tin chung
Tên đầy đủ | Đại dân quốc Ả rập Libya xã hội chủ nghĩa |
Vị trí địa lý | Nằm ở Bắc Phi ,nằm giữa Ai Cập và Tuynizi, tiếp giáp biển Địa Trung Hải |
Diện tích Km2 | 1,759,540 |
Tài nguyên thiên nhiên | Dầu, khí tự nhiên, thạch cao |
Dân số (triệu người) | 6.00 |
Cấu trúc dân số | 0-14 tuổi: 27.3% 15-24 tuổi: 18.6% 25-54 tuổi: 45.6% 55-64 tuổi: 4.6% Trên 65 tuổi: 3.9% |
Tỷ lệ tăng dân số (%) | 4.850 |
Dân tộc | Người Berber và người Ả rập , dân tộc khác |
Thủ đô | Tripoli |
Quốc khánh | 12/24/1951 |
Hệ thống pháp luật | Dựa theo luật hồi giáo, của Ý và Pháp |
GDP (tỷ USD) | 87.91 |
Tỷ lệ tăng trưởng GDP (%) | 121.9 |
GDP theo đầu người (USD) | 13300 |
GDP theo cấu trúc ngành | nông nghiệp: 2% công nghiệp: 40.1% dịch vụ: 57.9% |
Lực lượng lao động (triệu) | 1.875 |
Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp | nông nghiệp: 17% công nghiệp: 23% dịch vụ: 59% |
Sản phẩm Nông nghiệp | Lúa mì, lúa mạch, ô liu, chà là, cam quýt, rau quả, lạc, đậu, gia súc |
Công nghiệp | Dầu khí, sát và thép, chế biến thực phẩm, dệt may, thủ công mỹ nghệ, xi măng |
Xuất khẩu (triệu USD) | 51480 |
Mặt hàng xuất khẩu | Dầu thô, sản phẩm từ dầu mỏ tinh chế, khí tự nhiên, hóa chất |
Đối tác xuất khẩu | Italia, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Tuy ni di |
Nhập khẩu (triệu USD) | 16309 |
Mặt hàng nhập khẩu | Máy móc, thực phẩm, thiết bị vận tải, hàng hóa tiêu dùng |
Đối tác nhập khẩu | Italia, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Pháp, Tuy ni di, Hàn Quốc, Ai Cập, Syria |
Nguồn: CIA 2013
2. Vị trí địa lý
Libya rộng 1.759.540 km² (679.182 dặm vuông), là nước rộng thứ 17 trên thế giới là một quốc gia tại Bắc Phi và giáp với Địa Trung Hải ở phía bắc, Ai Cập ở phía đông, Sudan ở phía đông nam, Tchad và Niger ở phía nam, Algérie và Tunisia ở phía tây. Với diện tích hơi lớn hơn gấp năm lần Việt Nam, Libya là nước lớn thứ tư ở châu Phi và thứ 17 trên thế giới[5]. Thủ đô của Libya là thành phố Tripoli, với 1,7 triệu trong tổng số 5,8 triệu dân cả nước. Ba khu vực truyền thống của quốc gia này là Tripolitania, Fezzan và Cyrenaica.
3. Kinh tế
Công nghiệp chiếm 47%, nông nghiệp: 7% và dịch vụ: 46% GPD.
Libya là nước có trữ lượng dầu mỏ lớn (khoảng 50 tỷ thùng).
Libya là một trong những nước sản xuất nhiều dầu lửa nhất thế giới (khai thác khoảng 50 triệu tấn/năm), xuất khẩu dầu và khí hơi lỏng chiếm khoảng 95% thu nhập ngoại tệ. Libya cũng xuất khẩu khí hoá lỏng. Lúa mì, lúa mạch, hạnh nhân, chà là và nho được trồng tại các ốc đảo ven biển.
Libya đang cho xây dựng một con sông nhân tạo dài 4.000km với kinh phí 25 tỷ USD, tưới cho 20 vạn ha và cung cấp nước cho các thành phố. Công nghiệp chủ yếu là khai thác dầu mỏ và khí đốt; sản xuất thực phẩm, hàng dệt, xi măng; sản xuất điện năng đạt 16,92 tỷ kWh, tiêu thụ: 15,736 tỷ kWh.
4. Văn hóa – xã hội
Số người biết chữ đạt 76,25%; nam: 87,9%, nữ: 63%
Giáo dục tiểu học bắt buộc và miễn phí.
Tuổi thọ trung bình đạt 75,45 tuổi; nam: 73,30,nữ: 77,66 tuổi.
Những danh thắng dành cho du lịch, nghỉ ngơi và giải trí: Thủ đô có nhiều di tích cổ, các di tích thời Hy Lạp cổ và đế quốc La Mã cổ ở Lép-tít Ma-u-ha, Xa-bran-ta…
5. Giáo dục
Dân số Libya xấp xỉ 5,8 triệu người trong đó có 1,7 triệu học sinh và sinh viên, hơn 270.000 người đang theo học tại các trường đại học Giáo dục ở Libya được miễn phí cho mọi người và là bắt buộc cho đến cấp hai. Tỷ lệ biết chữ của nước này cao nhất Bắc Phi; 82,6% dân số biết đọc và viết. Sau khi Libya tuyên bố độc lập năm 1951, trường đại học đầu tiên của họ từng là “Đại học Libya”, được thành lập ở Benghazi. Trong niên khoá 1975/76 số lượng sinh viên đại học được ước tính là 13.418 người. Tới năm 2004, con số này đã tăng lên hơn 200.000, với khoảng 70.000 người khác đang theo học các trường kỹ thuật và đào tạo ngh. Sự tăng trưởng nhanh chóng số lượng sinh viên trong khu vực đào tạo cao học được phản ánh ở sự tăng nhanh số lượng các viện đào tạo cao học. Từ năm 1975 số lượng các trường đại học đã tăng từ hai lên tới con số chín và sau khi bắt đầu xuất hiện từ năm 1980, số các trường kỹ thuật và đào tạo nghề hiện đã là 84. Giáo dục cao học ở Libya được trợ cấp từ ngân sách nhà nước. Năm 1998, số tiền dành cho giáo dục chiếm 38,2% ngân sách quốc gia.
6. Du lịch
Với những di tích từ thời La Mã và Hy Lạp như Sabratha, Leptis Magna, và Cyrene, 3 trong 5 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Không chỉ thế Libya còn có nhà hát, nhà thờ chúa Zeus…..
Libya có tất cả những gì để trở thành một thiên đường du lịch: hàng cây cọ chạy dọc theo bờ biển, 5 di sản văn hóa thế giới, bao gồm di tích Leptis Magna thời Đế chế La Mã, thành phố cổ đại Cyrene; và khu phố cổ thời thực dân mang nhiều dấu tích lịch sử thu hút du khách ở thủ đô Tripoli. Tắm dưới ánh nắng mặt trời, Libya nằm ngay giao lộ giữa sa mạc Sahara hùng vĩ và miền Địa Trung Hải thơ mộng nên quốc gia này là địa điểm lý tưởng cho du lịch bộ hành và lướt sóng.