TỔNG QUAN VỀ NIGERIA

1, Thông tin chung
Tên đầy đủ |
Cộng hòa liên bang Nigeria |
Vị trí địa lý |
Nằm ở Tây Phi,tiếp giáp eo Guinea, nằm giữa Benin và Cameroon |
Diện tích Km2 |
923,768 |
Tài nguyên thiên nhiên |
Khí tự nhiên, dầu, mỏ sắt , than đá, đá vôi, niobi, chị, kẽm, đất trồng trọt |
Dân số (triệu người – 2016) |
186.00 |
Cấu trúc dân số |
0-14 tuổi: 43.8%
15-24 tuổi: 19.3%
25-54 tuổi: 30.1%
55-64 tuổi: 3.8%
Trên 65 tuổi: 3% |
Tỷ lệ tăng dân số (%) (2016) |
2.44 |
Dân tộc |
Người Hausa và Fulani, Yoruba, Igbo (Ibo), Ijaw, Kanuri, Ibibio, Tiv, người Nigiêria |
Thủ đô |
Abuja |
Quốc khánh |
1/10/1960 |
Hệ thống pháp luật |
Dựa theo luật của Anh, luật hồi giáo |
GDP (tỷ USD – 2016) |
415.5 |
Tỷ lệ tăng trưởng GDP (% 2016) |
(-) 1.7 |
GDP theo đầu người (USD) |
2.700 |
GDP theo cấu trúc ngành (2016) |
nông nghiệp: 21.1%
công nghiệp: 19.4%
dịch vụ: 59.5 % |
Lực lượng lao động (triệu – 2016) |
58.8 |
Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp (2016) |
nông nghiệp: 70%
công nghiệp: 10%
dịch vụ: 20% |
Sản phẩm Nông nghiệp |
Ca cao, lạc, bông, dầu cọ, ngô, gạo, lúa miến, kê, sắn(khoai mì), khoai mỡ, cao su, gia súc, cừu, dê, lợn, gỗ, cá |
Công nghiệp |
Dầu thô, than đá, thiếc, columbit, cao su, gỗ, da sống, dệt may, xi măng và vật liệu xây dựng khác, thực phẩm, giầy dép, hóa chất, phân bón, in ấn, gốm, sắt |
Xuất khẩu (tỷ USD) |
33,27 tỷ USD (2016); 45,89 tỷ USD (2015). Xếp thứ 55 thế giới |
Mặt hàng xuất khẩu |
Dầu khí và sản phẩm dầu khí (95%); ca cao, cao su |
Đối tác xuất khẩu |
Ấn Độ 17%, Hà Lan 8.9%, Tây Ban Nha 8.5%, Brazil 8.5%, Nam Phi 5,6%, Pháp 5.4%, Nhật Bản 4.7%, Cote d’Ivoire 4.3%, Ghana 4.2% (2015). |
Nhập khẩu (tỷ USD) |
36,4 tỷ USD (2016); 52,33 tỷ (2015). Xếp thứ 56 trên thế giới |
Mặt hàng nhập khẩu |
Máy móc, hóa chất, thiết bị vận tải, hàng công nghiệp, thực phẩm và động vật sống |
Đối tác nhập khẩu |
Trung Quốc 25,9%, Mỹ 6,5%, Hà Lan 6,1%, Ấn Độ 4,3% (2015) |
Nguồn: CIA 2015-2016
2. Địa lí, khí hậu
Nigeria nằm ở tây Phi trên Vịnh Guinea và có tổng diện tích 923.768 km2 (356.669 sq mi), là quốc gia lớn thứ 32 trên thế giới (sau Tanzania). Nó có chung 4.047 km (2.515 mi) đường biên giới với Bénin (773 km), Niger (1.497 km), Tchad (87 km), Cameroon (1690 km), và có một đường bờ biển ít nhất 853 km. Điểm cao nhất Nigeria là Chappal Waddi với độ cao 2.419 m (7.936 ft). Các sông chính là Niger và Benue hội tụ rồi đổ vào đồng bằng sông Niger, một trong những đồng bằng lớn nhất thế giới và tạo nên một vùng rừng ngập mặn Trung Phi rộng lớn.
Nigeria cũng là một trung tâm quan trọng đối với đa dạng sinh học. Nhiều người tin rằng các khu vực xung quanh Calabar, bang Cross River, tập trung nhiều loài bướm nhất thế giới. Loài khỉ khoan chỉ được tìm thấy trong tự nhiên ở Đông Nam Nigeria và Cameroon lân cận
Nigeria có một cảnh quan đa dạng. Vùng phía nam xa xôi có khí hậu rừng mưa nhiệt đới, nơi lượng mưa hàng năm là 60-80 inch (1.524 đến 2.032 mm). Về phía đông nam là khu vực đồi Obudu. Vùng đồng bằng ven biển xuất hiện ở cả hai phía tây nam và đông nam. Phần phía nam phần lớn là đầm lầy ngập mặn có cây đước, sú, vẹt che phủ. Phía Bắc của vùng này là đầm lầy nước ngọt chứa thảm thực vật đa dạng của cả nước ngọt và nước mặn.
Khu vực địa hình rộng nhất của Nigeria là các thung lũng của sông Niger và Benue (hai sông này hợp nhất vào nhau và tạo thành thế chữ Y). Về phía tây nam của sông Niger là cao nguyên gồ ghề, và phía đông nam của sông Benue là đồi núi trải dài tới tận đường biên giới với Cameroon, vùng núi đất này là một phần của vùng sinh thái rừng cao nguyên Cameroon. Khu vực gần biên giới với Cameroon giáp biển là rừng nhiệt đới phong phú, và là một phần của vùng sinh thái rừng ven biển Cross-Sanaga-Bioko, một trung tâm quan trọng đối với đa dạng sinh học bao gồm khỉ khoan mà chỉ tìm thấy trong tự nhiên ở khu vực này và qua biên giới tại Cameroon. Khu vực miền nam Nigeria giữa Sông Niger và Cross đã có ít nhiều diện tích rừng biến mất và được thay thế bằng đồng cỏ. Khu vực giữa phía nam và xa về phía bắc là hoang mạc xa-van với lượng mưa khoảng 20 đến 60 inch (508 và 1.524 mm) mỗi năm.
3. Kinh tế
Nigeria có nền kinh tế thị trường đang nổi và đang tiến nhanh tới nhóm các nước có thu nhập trung bình. Với tài nguyên dồi dào, hệ thống tài chính, pháp luật, thông tin-liên lạc, giao thông ngày càng hoàn thiện, Nigeria được hy vọng sẽ trở thành nước có nền kinh tế đứng đầu châu Phi. Hiện nay, thị trường chứng khoán Nigeria đã xếp thứ hai châu lục. Năm 2007, GDP (PPP) đã xếp thứ 37 trên thế giới. Ngoài ra, Nigeria là nước bạn hàng thương mại chính của Hoa Kỳ ở khu vực cận Sahara, và cung cấp 1/5 (11%) lượng dầu nhập khẩu của Hoa Kỳ. Nó cũng đứng thư 7 trong số các nước có thặng dư thương mại với Hoa Kỳ. Đồng thời Nigeria cũng là nước xếp thứ 50 trong các nước nhập khẩu từ Mỹ và thứ 14 trong các nước xuất khẩu tới Mỹ. Ngược lại, Hoa Kỳ lại cũng là nước đầu tư lớn nhất tại Nigeria. Các dự án đầu tư tập trung chủ yếu ở 4 khu vực chính: Lagos, Kaduna, Port Harcourt, và Abuja. Các nơi khác chỉ phát triển cầm chừng.
Trước kia, sự phát triển kinh tế của Nigeria bị cản trở bởi chế độ quân trị, cùng với bất ổn chính trị và tham nhũng. Tuy nhiên, các cuộc cải cách dân chủ sau đó đã đưa Nigeria phát triển trở lại trên con đường trở thành một trong các cường quốc ở châu Phi. Theo số liệu của tổ chức Ngân hàng thế giới thì GDP (tính theo sức mua-PPP) của Nigeria đã tăng gấp đôi từ $170.7 tỷ năm 2005 lên $292.6 tỷ năm 2007. GDP theo đầu người tăng từ $692/người năm 2006 tới $1,754/người năm 2007
Trong thời kỳ phát triển dầu mỏ của những năm 1970, Nigeria đã đi vay rất nhiều để xây dựng cơ sở hạ tầng. Đến khi giá dầu xuống thấp kỷ lục những năm 1980 đã khiến Nigeria phải vật lộn để trả nợ, và cuối cùng chỉ còn cách trả lãi định kỳ. Số tiền phạt do số nợ chính gây ra đã khiến món nợ thêm phình to. Tuy nhiên, sau khi đàm phán với các nước chủ nợ vào tháng 10 năm 2005, Nigeria được phép mua lại các món nợ của mình với mức chiết khấu lên tới 60%. Nigeria đã dùng một phần lợi nhuận từ dầu mỏ để trả 40% còn lại. Nhờ đó mà hàng năm Nigeria tiết kiệm được $1,15 tỷ cho các dự án giảm nghèo. Tháng tư năm 2006, Nigeria trở thành nước châu Phi đầu tiên trong lịch sử trả hết nợ cho các nước thuộc Ủy ban Pari.
4. Văn hóa
Văn học
Các nhà văn, nhà thơ Nigeria sáng tác nhiều tác phẩm nổi tiếng bằng tiếng Anh viết về thời kỳ sau thuộc địa. Nhà văn được biết tới nhất là Wole Soyinka, người châu Phi đầu tiên đạt giải Nobel về văn học, và Chinua Achebe nổi tiếng với tiểu thuyết “Things fall apart” (Quê hương tan rã) và bài bình luận đầy tranh cãi về Joseph Conrad. Các nhà văn, nhà thơ của Nigeria nổi tiếng thế giới khác còn có John Pepper Clark, Ben Okri, Cyprian Ekwensi, Buchi Emecheta, Helon Habila, Chimamanda Ngozi Adichie, và Ken Saro Wiwa, người bị chế độ quân sự trước tử hình năm 1995. Nigeria có ngành công nghiệp báo chí lớn thứ hai ở châu Phi (sau Ai Cập) với số lượng phát hành vài triệu bản mỗi ngày trong năm 2003.
Âm nhạc và điện ảnh
Nigeria được gọi là “trái tim của âm nhạc châu Phi” vì vai trò của nó trong sự phát triển của nền âm nhạc highlife và rượi-cọ (palm wine) tây Phi, và là cầu nối giữa các nền âm nhạc Congo, Brasil, Cuba cùng một số nơi khác.
Nhiều nhạc sĩ cuối thể kỷ 20 như Fela Kuti đã thành công trong việc kết hợp các yếu tố văn hóa bản địa với nhạc Jazz và nhạc Soul của Mỹ để tạo nên dòng nhạc Afrobeat. Dòng nhạc JuJu là loại nhạc dụng cụ pha trộn nhạc truyền thống người Yoruba và được King Sunny Ade làm cho nổi tiếng. Ngoài ra còn có nhạc fuji theo phong cách nhạc dụng cụ Yoruba, được tạo ra và phát triển bởi Alhaji Sikiru Ayinde Barister. Nhạc hip-hop cũng đang trong giai đoạn hình thành ở Nigeria.
Các nhạc sĩ nổi tiếng người Nigeria là Fela Kuti, Adewale Ayuba, Ezebuiro Obinna, Alhaji Sikiru Ayinde Barrister, King Sunny Ade, Ebenezer Obey, Femi Kuti, Lagbaja, Dr. Alban, Sade Adu, Wasiu Alabi, Bola Abimbola và Tuface Ldibia.
Tháng 10 năm 2008, nhạc Nigeria nói riêng và nền âm nhạc châu Phi nói chung nhận được sự chú ý quốc tế khi MTV phát sóng lễ trao giải thưởng âm nhạc của châu Phi đầu tiên tại Abuja.
Nền công nghiệp điện ảnh Nigeria được gọi là Nollywood (giống như Bollywood của Ấn Độ đặt tên theo Hollywood của Mỹ). Nhiều phim trường đặt ở Lagos và Enugu, và trở thành một phần thu nhập quan trọng của các thành phố.
Tôn giáo
Nigeria có nhiều tôn giáo thể hiện sự khác biệt về địa lý và dân tộc, và chính điều này đã châm ngòi cho các xung đột sắc tộc và tôn giáo. Các tôn giáo lớn nhất ở Nigeria là Hồi giáo và Ki-tô giáo, cộng thêm một số người theo các tôn giáo bản địa. 50.4% dân số Nigeria theo Hồi giáo, 40,3% dân số theo Kitô giáo (trong đó 15% là đạo Tin Lành, 13.7% theo Công giáo Rôma, và 19.6% theo các nhánh khác của Ki-tô giáo), phần trăm còn lại là các loại tôn giáo khác. Miền bắc chủ yếu theo đạo Hồi; miền trung và tây nam có cả Hồi giáo và Kitô giáo còn miền đông nam và đồng bằng sông Niger đa số theo Ki-tô giáo, chủ yếu Công giáo, Anh giáo và Hội Giám lý, cùng với rất ít niềm tin truyền thống.
Cộng đồng Hồi giáo phần lớn theo dòng Sunni, nhưng cũng có dòng Shia và Sufi cùng với một ít theo Ahmadiyya. Việc một vài bang ở phía bắc đưa luật Hồi giáo Sharia vào hệ thống luật chính thức đã gây tranh cãi.Bang Kano đang cố gắng đưa luật Sharia vào Hiến pháp của bang.
Khắp khu vực người Yoruba ở phía tây, có nhiều người vẫn theo tín ngưỡng Yorubo với niềm tin rằng tất cả đều có thể trở thành Orisha.
5. Ngôn ngữ
Nigeria có hơn 250 dân tộc với ngôn ngữ và tập quán khác nhau. Điều này tạo nên nền văn hóa phong phú của Nigeria. Các bộ tộc lớn nhất là Fulani/Hausa, Yoruba, Igbo, chiếm khoảng 68% dân số Nigeria, trong khi các nhóm Edo, Ljaw, Kanuri, Lbibio, Ebira Nupe, và Tiv chỉ chiếm khoảng 27%; Các nhóm dân tộc khác chiếm tỷ lệ 7% còn lại. Vành đai ở giữa nổi tiếng về sự đa dạng của các nhóm dân tộc, bao gồm Pyem, Goemai, và Kofya. Số thiệu thống kê chính thức của mỗi nhóm dân tộc vẫn luôn là tranh cãi bởi vì các nhóm khác nhau cho rằng các con số đó đã bị bóp méo để tạo điều kiện cho một bộ tộc nào đó giành ưu thế.
Trong thành phần dân số còn có số lượng nhỏ người Anh, Mỹ, Đông Ấn, Trung Quốc (khoảng 50,000), người Zimbabwe da trắng, Nhật, Hy Lạp, Sypria, người Li-băng. Cộng đồng dân nhập cư cũng bao gồm dân di cư từ tây Phi và đông Phi. Những nhóm thiểu số này chủ yếu định cư ở các thành phố lớn như Lagos, Abuja hoặc đồng bằng sông Niger làm công nhân cho các công ty khai thác dầu. Ngoài ra cũng có nhiều người Cuba sang Nigeria lánh nạn sau cuộc Cách mạng Cuba.
Tiếng Anh Pidgin, thường được gọi đơn giản là ‘Pidgin’ hoặc ‘tiếng Anh biến thể”, cũng là một ngôn ngữ phổ biến, mặc dù với khu vực khác nhau có chịu thêm ảnh hưởng của phương ngữ và tiếng lóng. Tiếng Anh hoặc tiếng Anh Pidgin được nói rộng rãi ở khu vực đồng bằng sông Niger, chủ yếu tại Warri, Sapele, Port Harcourt, Agenebode, và thành phố Benin
6. Ẩm thực
Cơm Jollof
Những hạt cơm Jollof màu cam hấp dẫn bất cứ du khách nào, khi kết hợp cùng với súp egusi lại càng đậm đà, hấp dẫn thêm bội phần. Gạo Jollof là thành phần chính của món cơm, là một loại hạt gạo dài, khi nấu người ta cho thêm nguyên liệu khiến cho cơm có màu cam. Trong cơm sẽ có thêm các thành phần khác như ớt ngọt, đậu xanh, thịt bò, hành tây và hạt tiêu…

Những hạt cơm Jollof màu cam hấp dẫn bất cứ du khách nào
Súp Egusi
Đây là một trong những món ăn ngon nổi tiếng nhất ở Nigeria mà du khách không nên bỏ lỡ cơ hội được thưởng thức. Súp egusi là loại súp hỗn hợp của chuối chiên và khoai lang nghiền nhỏ. Tại Nigeria có rất nhiều chuối và khoai lang, vì vậy người ta đã nghĩ ra cách chế biến một món ăn ngon khó cưỡng lại như súp egusi. Hằng năm, ở đất nước này còn tổ chức các lễ hội khoai lang, lễ hội chuối để tôn vinh lợi ích của hai loại củ, quả này đối với đời sống và nền kinh tế của đất nước.

Súp egusi là loại súp hỗn hợp của chuối chiên và khoai lang nghiền nhỏ
Thịt ếch hun khói
Những con ếch được hun khói vàng ruộm là một món ăn ngon nổi tiếng được người dân Nigeria vô cùng ưa thích. Những con ếch sau khi được làm sạch sẽ thì đem đi tẩm ướp gia vị, rồi người ta sẽ xiên chúng vào những que dài và đem phơi nắng, sau 6-7 tiếng thì đem đi xông khói và phân loại theo kích cỡ. Thịt ếch vàng ruộm, thơm nức mũi không ai cưỡng lại nổi.

Thịt ếch vàng ruộm, thơm nức mũi không ai cưỡng lại nổi
Món Acarajé
Acarajé là một trong những món ăn ngon nhất ở Nigeria. Đậu trắng hoặc đen được bóc sạch vỏ, nghiền nhỏ và nặn thành hình cầu, nhân bên trong làm từ tôm trộn với giấm, sau đó chiên trong dầu cọ. Món ăn này có thể ăn không hoặc ăn kèm salad làm bằng cà chua, tương ớt và tôm chiên, hương vị tuyệt vời của nó sẽ khiến bạn muốn ăn mãi không thôi.

Món ăn này có thể ăn không hoặc ăn kèm salad làm bằng cà chua
7. Cảnh quan du lịch
Thị trấn Makoko

Được xây dựng và hình thành từ hơn 100 năm trước, thị trấn Makoko chính là một làng chài nhỏ bé trên một chiếc đầm bên cạnh Đại Tây Dương. Nó xây dựng nổi trên mặt nước với hơn 200.000 người sinh sống trong những căn nhà gỗ ọp ẹp. Cuộc sống mưu sinh của những người dân nơi đây chính là việc bắt cá ngay trên dòng sông này. Du lịch ghé thăm thị trấn Makoko bạn sẽ được trải nghiệm cảm giác lênh đênh trên sông nước và học được cách bắt cá của người dân Nigeria cũng rất thú vị.
Vườn quốc gia Yankari

Vườn quốc gia Yankari là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất ở Nigeria, là điểm đáng đến. Nơi đây có rất nhiều động vật hoang dã cũng như các loài chim quý và hiếm đang sinh sống ở đây. Do đó, còn gì thú vị hơn việc được tận mắt chứng kiến quá trình săn mồi hay nhẩn nha đi lại của một số loài động vật như voi, cá sấu và khỉ đầu chó ở ngay công viên này chứ!
Hơn thế nữa ngay trong công viên cũng có cả nhà hàng và hồ bơi nhằm phục vụ nhu cầu ăn uống và tắm mát của du khách khi ghé thăm địa danh này.
Abuja National Mosque

Abuja National Mosque là nhà thờ hồi giáo quốc gia duy nhất ở đất nước Nigeria được xây dựng ngay tại trung tâm thủ đô Abuja. Công trình này được xem là một kiệt tác kiến trúc hoàn hảo của đất nước này. Nhà thờ mang một vẻ cổ kính, trang nghiêm nhưng cũng không kém phần độc đáo sở hữu hệ thống nội thất bên trong vô cùng cầu kỳ và xa hoa. Đây được đánh giá là một trong những khu du lịch đẹp ấn tượng nhất ở Nigeria.
Kajuru Castle

Đây là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn, thu hút nhất ở Nigeria bởi nơi đây chứa đựng một nét đẹp vô cùng độc đáo cùng với một bức trang cổ kính xen lẫn hiện đại khiến cho bất cứ ai khi nhìn thấy cũng có cảm giác say mê.
Kajuru Castle không thiếu những lâu đài cổ kính, uy nghiêm ngay bên cạnh những dịch vụ cùng với những ngôi nhà mang phong cách hiện đại đan xen vào nhau. Có khí hậu tương đối mát mẻ và các dịch vụ tận tình, do đó là địa điểm rất thích hợp để nghỉ dưỡng.
Trên đây là những thông tin cần biết về tổng quan đất nước Nigeria mà chúng tôi cung cấp để du khách tham khảo trước khi bắt đầu một chuyến đi đến Nigeria. Chúc các bạn vui vẻ và có một chuyến đi đáng nhớ.