TỔNG QUAN VỀ TUVALU

1, Thông tin chung
Hành chính |
Chính phủ |
Quân chủ lập hiến nghị viện |
Quân chủ |
Elizabeth II |
Toàn quyền |
Iakoba Italeli |
Thủ tướng |
Enele Sopoaga |
Thủ đô |
Funafuti
8°31′N 179°13′Đ |
Địa lý |
Diện tích |
26 km²
16.25 mi² (hạng 192) |
Diện tích nước |
không đáng kể % |
Múi giờ |
UTC+12 |
Lịch sử |
Độc lập
|
1 tháng 10 năm 1978 |
từ Anh |
Dân cư |
Ngôn ngữ chính thức |
Tiếng Tuvalu, tiếng Anh |
Dân số (2018) |
11.290 người |
Mật độ |
(hạng 29)
694.7 người/mi² |
Kinh tế |
GDP (PPP) (2016) |
Tổng số: 39 triệu USD[1] (hạng 226)
Bình quân đầu người: 3.566 USD[1] (hạng 156) |
GDP (danh nghĩa) (2016) |
Tổng số: 32 triệu USD[1] (hạng 194)
Bình quân đầu người: 2.970 USD[1] (hạng 118) |
Đơn vị tiền tệ |
đô la Tuvalu
đô la Úc (AUD ) |
Thông tin khác |
Tên miền Internet |
.tv |
Mã điện thoại |
688 |
2, Địa lí, khí hậu
Địa lí
Tuvalu thuộc quần đảo Polynesia, nằm ở phía Đông quần đảo Solomon và phía Bắc Fiji. Quần đảo san hô này gồm 9 đảo nhỏ, trước đây có tên gọi là quần đảo Ellice.
Khí hậu
Khí hậu nhiệt đới, ôn hòa nhờ gió mậu dịch.
3, Kinh tế
Tuvalu gồm 9 đảo san hô nằm rải rác và đông đúc dân cư, nhưng đất đai ít màu mỡ và không có tài nguyên khoáng sản. Các hoạt động kinh tế chủ yếu dựa vào đánh bắt cá và trồng cây lương thực. Thu nhập chính của chính phủ từ bán tem và các đồng tiền xưa, ngoại tệ của công nhân gởi về.
Khoảng 1.000 công nhân Tuvalu khai thác mỏ phosphat làm việc ở Nauru, nhưng các công nhân này phải hồi hương vì nguồn phosphat cạn kiệt. Tuvalu nhận tài trợ hàng năm từ nguồn quỹ ủy thác quốc tế do Úc, New Zealand, Anh, Nhật Bản và Hàn Quốc tài trợ. Hoa Kỳ cũng tài trợ phần lớn cho Tuvalu. Hiện nay chính phủ đang cố gắng giảm bớt lệ thuộc vào nước ngoài bằng cách tiến hành cải cách khu vực công kể cả tư nhân hóa một số chức năng trong chính phủ, và cắt giảm số công chức đến 7%.
Từ năm 1996 đến 2002, Tuvalu là một trong những nước có nền kinh tế phát triển tốt nhất trong các nền kinh tế ở châu Đại Dương và đạt được một số kết quả phát triển kinh tế đáng kể như tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng trưởng 5,6% mỗi năm. Từ năm 2002 tăng trưởng kinh tế đã chậm lại với GDP chỉ 1,5% trong năm 2008. Năm 2008, Tuvalu là một trong những nước có mức độ lạm phát cao nhất thế giới với mức lạm phát đạt đỉnh điểm 13,4%. Theo các báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dựa trên các ước tính kinh tế của Tuvalu thì quốc đảo này đã không có bất kỳ sự tăng trưởng kinh tế nào trong năm 2010, sau khi nền kinh tế này chỉ tăng trưởng khoảng 2% trong năm 2009
Công nhân khu vực công chiếm khoảng 2/3 của lực lượng lao động chính thức. Khoảng 15% nam giới làm việc trên các tàu buôn nước ngoài. Lực lượng lao động còn lại làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và đánh cá.
Tuvalu tạo ra các khoản thu nhập cho ngân sách quốc gia từ các chương trình thương mại hóa các địa chỉ web, thu thuế đánh bắt cá, bán tem và tiền xu cổ, lượng tiên kiều hối từ những công dân Tuvalu sống tại Úc và New Zealand. Và các khoản thu từ các thủy thủ người Tuvalu làm việc trên tàu nước ngoài.
Năm 1998, Tuvalu đã bắt đầu có doanh thu từ việc sử dụng mã vùng của mình “900” trong điện thoại và từ việc bán “truyền hình”, tên miền Internet.
Các khoản viện trợ khác của Tuvalu do Vương quốc Anh, Úc và New Zealand viện trợ từ năm 1987 với số tiền viện trợ khoảng 100 triệu USD mỗi năm.
Úc và New Zealand tiếp tục viện trợ lớn cho Tuvalu và cung cấp các hình thức hỗ trợ phát triển khác. Chính phủ Mỹ cũng là một nguồn viện trợ lớn cho Tuvalu, với năm 1999 viện trợ cho Hiệp ước Cá ngừ Nam Thái Bình Dương (SPTT) vào khoảng 9 triệu USD, tổng cộng dự kiến sẽ tăng lên hàng năm. SPTT có hiệu lực vào năm 1988 với các thỏa thuận SPTT hiện tại hết hạn vào ngày 14 tháng 6, năm 2013. Hỗ trợ tài chính để Tuvalu phát triển kinh tế cũng được cung cấp bởi Nhật Bản, Hàn Quốc và Liên minh châu Âu (EU).
4, Giáo dục – Y tế
Mỗi đảo đều có trường tiểu học công lập, một số đảo còn có trường trung học. Sau khi học xong bậc tiểu học, học sinh có thể theo học ở các trường dạy nghề. Tuvalu có trường hàng hải đào tạo các thợ máy trên tàu. Ngoài ra, tại đảo Funafuti còn có trung tâm mở rộng trực thuộc trường Đại học Nam Thái Bình Dương đặt ở Fiji. Chăm sóc sức khỏe được miễn phí. Tuvalu có một bệnh viện ở đảo Funafuti, ngoài ra các đảo khác đều có phòng khám cấp cứu.
Trên đây là một số thông tin về tổng quan đất nước Tuvalu mà chúng tôi cung cấp để quý khsch tham khảo trước khi bắt đầu một chuyến đi đến đây. Chúc các bạn có một chuyến đi vui vẻ và đầy kỉ niệm.