Các câu hỏi thường gặp liên quan đến Visa Schengen

Câu hỏi liên quan đến visa du học Mỹ
24 Tháng 8 2015

Các câu hỏi thường gặp liên quan đến Visa Schengen

1. Thị thực Schengen là gì?

Visa Schengen là loại visa cho phép bạn nhập cảnh vào các nước thuộc khối Schengen theo hiệp định khối Schengen thực thi từ ngày 26/03/1995. Các nước thuộc khối Schengen yêu cầu khách du lịch xin một visa chung. Visa này cho phép nhập cảnh vào khối.

Visa Schengen đi được 26 quốc gia trong khối Schengen (Châu Âu), bao gồm: Đức, Bỉ, Đan Mạch, Áo, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Phần Lan, Pháp, Hy Lạp, Estonia, Hungary, Iceland, Lettonia, Lituanie, Luxembourg, Malta, Na Uy, Hà Lan, Ba Lan, Cộng Hòa Séc, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Slovakia, Slovenia.

Visa Schengen có thể bị giới hạn sử dụng cho một nước (ví dụ: Hà Lan) hoặc dùng cho nhiều nước (như Bỉ, Hà Lan và Luxembourg). Đối với trường hợp này, bạn sẽ chỉ được nhập cảnh vào những nước được phép trong khối Schengen như trên visa.

Ở Việt Nam hiện nay chỉ có Pháp, Ý, Hà Lan và Tây Ban Nha là các quốc gia nhận hồ sơ xin visa du lịch tự do không cần người bảo lãnh. Điều này cũng có nghĩa là bạn xin visa của nước nào thì phải lưu trú tại đó lâu nhất hoặc vào nước đó đầu tiên. Thường xin visa các nước Bắc Âu khó hơn các nước Nam Âu. Bạn nên xin visa ở Đại sứ quán Pháp và Tây Ban Nha không có gì khó khăn.

Ai muốn đi đến một hoặc nhiều nước Schengen, phải xin thị thực tại cơ quan đại diện của nước là điểm đến chính của chuyến đi.

2. Bao giờ phải đặt đơn xin cấp thị thực?

Visa Schengen

Visa Schengen

90 ngày trước ngày dự kiến lên đường đã có thể nộp đơn xin thị thực.

Tất cả các phòng thị thực đều khuyến cáo nên nộp đơn xin thị thực chậm nhất 3 tuần trước ngày dự kiến bay, sao cho thị thực có thể được cấp ít nhất 1 tuần trước ngày lên đường. Nếu phát hiện sai sót về dữ liệu trong thị thực hoặc về thời hạn của thị thực thì vẫn còn đủ thời gian để sửa lại.

Chú ý: Nhất là trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 10 thời gian đợi đến khi nộp được đơn có lúc kéo dài nhiều tuần lễ. Vì thế phải sớm đặt lịch hẹn ngày nộp đơn.

3. Phải nộp đơn ở đâu?

Nếu muốn đi đến nhiều nước Schengen, trước hết phải tự quyết định sẽ phải xin thị thực tại cơ quan đại diện của nước nào.

Xác định cơ quan đại diện có thẩm quyền (Điểm đến chính của chuyến đi):

  • Ai chỉ muốn đi đến một nước Schengen, phải xin cấp thị thực tại cơ quan đại diện của nước đó.
  • Ai muốn đến nhiều nước Schengen trong chuyến đi, phải xin cấp thị thực tại cơ quan đại diện của nước sẽ lưu trú lâu nhất (nước đến chính trong chuyến đi).
  • Nếu không xác định được rõ ràng nơi lưu trú chính thì phải xin thị thực tại cơ quan đại diện của nước Schengen sẽ đi đến đầu tiên trong chuyến đi.

Lưu ý quan trọng: Nếu không tuân thủ quy định thẩm quyền này và nếu đưa ra những lời khai không đúng sự thật để xin thị thực tại một nước Schengen không có thẩm quyền, thì đơn xin thị thực có thể bị từ chối. Trường hợp thị thực được cấp thì cuối cùng khi nhập cảnh tại sân bay vẫn có thể gặp khó khăn. Tuy có thị thực hợp lệ, nhưng việc nhập cảnh vào Đức vẫn có thể bị từ chối, nếu kiểm tra khi nhập cảnh phát hiện thị thực đã được xin tại một nước không đúng thẩm quyền.

4. Thời gian xét duyệt: 

  • Thời gian xét duyệt cấp một thị thực Schengen là khoảng 10-15 ngày làm việc.
  • Thời gian xét duyệt cấp một thị thực dài hạn trung bình từ 8-12 tuần.

Trong thời gian xét duyệt này về nguyên tắc không trả lời những câu hỏi về kết quả.

Vì không thẩm tra được nhân thân của người gọi điện thoại, nên vì lý do bảo mật dữ liệu không cung cấp thông tin qua điện thoại về kết quả của đơn xin cấp thị thực đang được xét duyệt.

Phòng thị thực chỉ được phép cung cấp thông tin về quá trình xét duyệt cấp thị thực cho:

– Người xin cấp thị thực hoặc

– Người thứ ba xuất trình giấy ủy quyền đại diện của người xin cấp thị thực.

5. Lệ phí thị thực

Trên 12 tuổi: 60 Euro (trả bằng VND theo tỷ giá hiện hành). Khi nộp đơn trả lệ phí trực tiếp tại quầy nhận hồ sơ của Đại sứ quán. Trường hợp đơn bị từ chối lệ phí không được hoàn trả.

Trẻ em từ 6 đến  12 tuổi: 35 Euro (trả bằng VND theo tỷ giá hiện hành). Khi nộp đơn trả lệ phí trực tiếp tại quầy nhận hồ sơ của Đại sứ quán. Trường hợp đơn bị từ chối lệ phí không được hoàn trả.

Đơn xin thị thực của thân nhân trong gia đình riêng (vợ chồng, con vị thành niên) của công dân Đức và của công dân Liên minh (Liên minh châu Âu EU/Khu vực kinh tế châu Âu EWR) cũng như của trẻ em dưới 6 tuổi được miễn lệ phí xét duyệt.

6. Nhập cảnh sau khi nhận thị thực

Ngay sau khi nhận thị thực phải kiểm tra các dữ liệu ghi trên thị thực có đúng không. Đặc biệt phải kiểm tra thời hạn thị thực và đối chiếu với tổng thời gian lưu trú. Ngoài ra còn phải kiểm tra cách viết tên, họ và số hộ chiếu có đúng không. Nếu có sai sót phải báo ngay cho nơi cấp thị thực.

Việc cấp thị thực Schengen không có nghĩa là có quyền nhập cảnh. Quyết định cuối cùng được công an cửa khẩu đưa ra khi kiểm tra nhập cảnh vào khu vực Schengen. Vì thế có thể khi nhập cảnh, bên cạnh hộ chiếu có thị thực hợp lệ, còn phải xuất trình những giấy tờ về khả năng tài chính, thời gian và mục đích lưu trú, cũng như về bảo hiểm y tế. Vì thế khi đi cần phải mang theo người một bộ phô tô hồ sơ xin cấp thị thực (giấy mời từ Đức, phiếu đặt phòng khách sạn, bảo hiểm y tế du lịch và/hoặc giấy cam kết bản gốc).

7. Tính thời gian lưu trú được phép cho những trường hợp lưu trú ngắn hạn

Thị thực Schengen của tôi có thời hạn bao lâu?

Thời hạn có giá trị của thị thực dựa trên

– Khoảng thời gian ghi trên thị thực (Ví dụ: có giá trị từ 01.04.2015 đến 31.07.2015)

– Số lượng ngày tối đa được phép lưu trú (Ví dụ: 30 ngày)

– Số lần được phép nhập cảnh (1, 2 hay nhiều lần).

Ví dụ: Thị thực được cấp có thời hạn từ ngày 01.04.2015 đến ngày 31.07.2015 cho 30 ngày lưu trú với 2 lần nhập cảnh.

Như vậy trong khoảng thời gian này có thể nhập cảnh vào khu vực Schengen tối đa 2 lần và lưu trú trong khu vực đó tổng cộng 30 ngày. Ngày nhập cảnh và ngày xuất cảnh cũng được tính trong tổng số ngày lưu trú như là hai ngày lưu trú trọn vẹn.

Lưu ý là người có thị thực Schengen có thời hạn 1, 2, 3, 4 hoặc 5 năm được lưu trú tối đa 90 ngày trong mỗi một chu kỳ 180 ngày tại Đức hoặc một nước Schengen khác.

Từ ngày 18.10.2013 áp dụng một phương pháp mới tính khoảng thời gian lưu trú được phép đối với người có thị thực Schengen cũng như đối với công dân nước thứ ba nhập cảnh được miễn thị thực. Thay thế cho cách tính tiến từ trước đến nay (90 ngày trong vòng 180 ngày, có nghĩa là tính thời gian từ ngày nhập cảnh trở đi), nay áp dụng cách tính lùi linh hoạt (90 ngày cho mỗi một khoảng thời gian 180 ngày, có nghĩa là từ ngày kiểm tra tính thời gian ngược trở lại). Quy định này phải được tuân thủ bất cứ lúc nào trong khoảng thời gian lưu trú hoặc khi nhập cảnh. Ngày nhập cảnh và xuất cảnh cũng được tính là ngày lưu trú.

Ví dụ: Thị thực có thời hạn từ ngày 15.04.2015 đến ngày 14.04.2016. Lần nhập cảnh thứ nhất bằng thị thực này vào ngày 23.04.2015. Về nguyên tắc sau đó có thể lưu trú tối đa 90 ngày (đến ngày 21.07.2015) trong khu vực Schengen. Tuy nhiên nếu trước đó đã có một thị thực Schengen khác và bằng thị thực đó trong những tháng trước đã từng lưu trú trong khu vực Schengen thì cũng phải tính cả những lần lưu trú trước đó vào tổng thời gian lưu trú được phép tối đa 90 ngày trong một khoảng thời gian 180 ngày. Về nguyên tắc lần nhập cảnh tiếp theo được phép sẽ là từ ngày 20.10.2015 (trong ví dụ này là ngày thứ 181 sau lần nhập cảnh thứ nhất) cho 90 ngày lưu trú.

8. Quy trình xin cấp thị thực cho trẻ vị thành niên

Trẻ vị thành niên (người chưa tròn 18 tuổi) thường đi cùng với bố mẹ, những thân nhân khác trong gia đình (ông bà, cô, chú, bác) hoặc đi cùng với người phụ trách (v/d như trong một nhóm học sinh).

Trẻ vị thành niên được pháp luật bảo vệ đặc biệt và có quyền và nghĩa vụ hạn chế. Vì thế khi nộp đơn phải lưu ý đến những điểm đặc biệt sau!

a. Những quy định khi xin cấp thị thực cho trẻ vị thành niên:

Đối với mỗi một đứa trẻ phải khai 2 đơn xin thị thực riêng do những người có quyền nuôi dưỡng ký (thông thường là cả bố và mẹ). Trẻ em tròn 16 tuổi phải tự tay ký thêm vào đơn của mình.

Tất cả trẻ em tròn 12 tuổi khi nộp đơn phải lấy dấu vân tay. Lưu ý là trẻ em dưới 12 tuổi cũng phải trực tiếp có mặt khi nộp đơn.

Ngoài ra phải có thêm những giấy tờ sau:

– Bản tuyên bố đồng ý của tất cả những người có quyền nuôi dưỡng (lập mới trong vòng 6 tháng trở lại, bản chính và bản sao)

– Giấy khai sinh của đứa trẻ (bản chính và bản sao)

– Một bản phô tô trang đầu tiên hộ chiếu quốc gia/hộ chiếu phổ thông của người ký giấy đồng ý.

Bản tuyên bố đồng ý / giấy khai sinh phải dịch sang tiếng Đức.

b. Bản tuyên bố đồng ý của tất cả những người có quyền nuôi dưỡng:

Chỉ có thể nộp đơn xin thị thực cho trẻ vị thành viên (dưới 18 tuổi), nếu có bản tuyên bố đồng ý của tất cả những người có quyền nuôi dưỡng (thông thường là bố mẹ) với chữ ký của những người đó đã được đã chứng thực. Bản tuyên bố này được lập tại Ủy ban nhân dân có thẩm quyền hoặc tại Đại sứ quán, nộp bản chính và bản sao.

Bản tuyên bố này phải nêu rõ, người có quyền nuôi dưỡng đồng ý cho đứa trẻ xuất cảnh. Thông thường bản tuyên bố còn ghi là có giá trị cho khoảng thời gian nào và cho mục đích nào của chuyến đi (VD: học tiếng/học phổ thông/học đại học, để thường trú tại Đức).

Tiếp theo bản tuyên bố cũng nêu là đứa trẻ cùng đi với ai (VD: cùng với bà nội/bà ngoại X, là hành khách đi một mình chuyến bay Y và được đón tại sân bay Z, „cùng với vợ tôi tên là A) và trong khi lưu trú ở Đức ai là người đại diện theo luật định của đứa trẻ (có thể tốt hơn nữa: ai là người chăm sóc đứa trẻ).

Đại sứ quán chỉ chấp nhận những bản tuyên bố đồng ý được lập không quá 6 tháng trước thời điểm nộp đơn xin thị thực.

9. Quy trình xin thị thực theo nhóm

Không thể đăng ký lịch hẹn nộp đơn xin thị thực cho một nhóm tại phòng thị thực. Chỉ có thể đăng ký lịch hẹn nộp đơn cho từng người và mỗi một người nộp đơn phải đăng ký một lịch hẹn riêng. Không được phép nộp nhiều đơn xin thị thực trong cùng một lịch hẹn.

10. Hộ chiếu phổ thông

Hộ chiếu phải đáp ứng những điều kiện sau:

  • về nguyên tắc phải còn hạn ít nhất 3 tháng sau ngày dự kiến xuất cảnh ra khỏi lãnh thổ của các nước thuộc khu vực Schengen hoặc trong trường hợp đi lại nhiều lần sau ngày dự kiến xuất cảnh cuối cùng ra khỏi lãnh thổ của các nước thuộc khu vực Schengen,
  • phải có ít nhất 2 trang còn trống, có thể cấp thị thực lên trang đó được,
  • không được cấp trước thời điểm nộp đơn hơn 10 năm,
  • phải được ký tên,
  • không bị hư hỏng.

11. Yêu cầu đối với ảnh hộ chiếu

  • Nộp ảnh mới chụp (không quá 6 tháng).
  • Nộp ảnh cỡ 3.5 x 4.5 cm
  • Nền ảnh phải mầu trắng
  • Ảnh phải chụp người trực diện, không đội mũ và mắt không bị che khuất.
  • Nếu chụp ảnh đen trắng, thì phải đủ độ tương phản và ảnh phải được chiếu sáng đầy đủ.

Nếu ảnh cũ hơn 6 tháng hoặc vì lý do khác không dùng được nữa thì hồ sơ sẽ không được xem xét và bị trả lại.

12. Bảo hiểm du lịch

Điều kiện pháp lý của các nước Schengen là người xin thị thực phải có bảo hiểm du lịch cho khu vực Schengen trước khi được cấp thị thực. Khi xin thị thực có thời hạn một năm hay nhiều năm Quý vị phải chứng minh đã có bảo hiểm du lịch cho lần lưu trú dự kiến đầu tiên. Tuy nhiên, với việc nộp đơn, Quý vị đã bảo đảm sẽ có đầy đủ bảo hiểm du lịch cho những lần nhập cảnh tiếp theo trong phạm vi thị thực đã được cấp.

Bảo hiểm du lịch phải thỏa mãn các điều kiện sau đây:

  • Bảo hiểm du lịch phải có hiệu lực cho toàn bộ Khối Schengen.
  • Bảo hiểm du lịch phải có giá trị trong toàn bộ thời gian lưu trú.
  • Do có sự chênh lệch múi giờ giữa Đức và Việt Nam (mùa hè chênh lệch 5 tiếng, mùa đông 6 tiếng), đề nghị Quý vị lưu ý kiểm tra và đối chiếu thời hạn của bảo hiểm với ngày rời khỏiKhối Schengen.
  • Trong trường hợp chưa xác định rõ ngày đi và ngày về hoặc lịch trình bị thay đổi gấp, Quý vị có thể mua bảo hiểm chomột số ngày nhất định trong một khoảng thời gian nào đó (Ví dụ: Bảo hiểm có giá trị 30 ngày trong khoảng thời gian từ01/01/2015 đến 30/06/2015). Một số công ty bảo hiểm có những chính sách linh hoạt như vậy. Phòng thị thực khuyếnnghị Quý vị nên mua loại bảo hiểm này vì như vậy thị thực có thể được cấp cho một khoảng thời gian nằm trong phạm vicó hiệu lực của bảo hiểm.
  • Mức trách nhiệm bảo hiểm tối thiểu là 30.000 EURO.
  • Bảo hiểm phải thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh hồi hương trong trường hợp ốm đau cũng như các chi phí chăm sóc y tế và/hoặc điều trị cấp cứu trong bệnh viện.
  • Bảo hiểm (cá nhân hoặc nhóm) có thể do người xin thị thực tự mua ở nước sở tại hoặc do người mời mua tại nước đến.
  • Các hãng bảo hiểm có trụ sở nằm ngoài Khối Schengen phải có văn phòng đại diện tại một trong số các nước thuộc Khối Schengen có khả năng xử lý các yêu cầu liên quan đến bảo hiểm.
  • Người dễ nhiễm bệnh hoặc có dấu hiệu mắc bệnh hoặc đang mang thai cần mua bảo hiểm hạng cao hơn hoặc loại bảo hiểm bao gồm cả việc chi trả cho các căn bệnh đó cũng như cho thời kỳ mang thai.
  • Trong trường hợp đi chữa bệnh thì chi phí điều trị không nằm trong phạm vi được thanh toán của bảo hiểm du lịch. Vì vậy, người đặt đơn cần chứng minh thêm việc đảm nhận các chi phí chữa bệnh.

13. Giấy cam kết bảo lãnh

Thị thực Schengen chỉ được cấp nếu người đặt đơn chứng minh được có chỗ ở và có đủ khả năng chi trả cho thời gian lưu trú.

Việc chứng minh tài chính cho mục đích thăm thân có thể được thể hiện trên giấy bảo lãnh.

  • Người mời phải cam kết bảo lãnh trước cơ quan có thẩm quyền tại nơi sinh sống. Ở Đức, thông thường là sở ngoại kiều hoặc chính quyền địa phương. Công dân Đức cư trú tại Việt Nam có thể làm giấy cam kết bảo lãnh tại Đại sứ quán Đức tại Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán tại thành phố Hồ Chí Minh
  • Trước khi cấp giấy cam kết bảo lãnh cơ quan có thẩm quyền của Đức sẽ kiểm tra xem người mời có đủ khả năng tài chính để làm giấy cam kết bảo lãnh này hay không. Vì vậy đề nghị Quý vị liên hệ trực tiếp với cơ quan đó để biết cần phải nộp những giấy tờ gì. Thông thường Quý vị phải mang theo giấy tờ tùy thân cũng như giấy tờ chứng minh khả năng tài chính (ví dụ: bảng lương, thông báo lương hưu, thông báo thuế đối với người kinh doanh độc lập hoặc chứng nhận về các khoản tiết kiệm). Cơ quan có thẩm quyền của Đức sẽ đánh dấu vào mặt sau của giấy cam kết về khả năng tài chính có đáng tin cậy hay không hoặc có được chứng minh hay không. Nếu chỉ được đánh dấu vào ô không đáng tin cậy hoặc không chứng minh được thì các giấy cam kết bảo lãnh này không có giá trị đối với quá trình xem xét hồ sơ xin thị thực.
  • Khi đi nộp hồ sơ xin thị thực người đặt đơn phải nộp bản gốc và một bản phô tô giấy cam kết bảo lãnh. Bản gốc và hộ chiếu sẽ được trả lại người xin thị thực khi nhận kết quả và phải được mang theo khi xuất cảnh.

14. Tôi phải làm gì khi con của tôi đang học tập tại Đức và không thể cam kết thanh toán các chi phí?

Nếu Quý vị muốn đi thăm thân và tự chi trả cho chuyến đi của mình Quý vị có thể tự chứng minh tài chính thay vì nộp giấy cam kết bảo lãnh.

Quý vị có thể nộp những giấy tờ sau:

  • Bảng sao kê tài khoản ngân hàng của 6 tháng gần nhất
  • Các tài khoản tiết kiệm với số tiền cố định (không phải chứng chỉ tiền gửi được phát hành trong 6 tháng gần nhất). Nếu nộp chứng chỉ tiền gửi Bộ phận Thị thực có thể sẽ yêu cầu Quý vị nộp bổ sung giấy tờ chứng minh nguồn gốc của số tiền đó.
  • Sổ/ giấy tờ nhận lương hưu
  • Giấy tờ chứng minh các tài sản khác

15. Tôi phải làm gì khi thông tin trên giấy cam kết bảo lãnh bị sai, ví dụ như tên hoặc số hộ chiếu?

Nếu nhân thân của người mời và người được mời được xác định rõ ràng thì việc viết sai tên, sai ngày tháng năm sinh hoặc sai số hộ chiếu không làm ảnh hưởng đến giá trị của giấy cam kết bảo lãnh.

16. Thị thực Schengen một năm và nhiều năm

Quý vị đã từng đến các nước thuộc khối Schengen và muốn xin thị thực một năm/nhiều năm cho mục đích công tác hoặc thăm thân để phục vụ việc đi lại thường xuyên? Quý vị hãy ghi rõ đề nghị này vào đơn xin thị thực:

Tại mục Thời hạn thị thực có hiệu lực Quý vị điền 1 năm, số ngày lưu trú chọn 90 ngày và tại mục Số lần nhập cảnh chọn nhiều lần. Trong giấy mời được gửi từ Đức cần nêu rõ sự cần thiết của các chuyến đi trong năm tiếp theo. Ngoài ra, Quý vị phải trình bảo hiểm du lịch cho chuyến đi đầu tiên.

Lưu ý: Với thị thực Schengen có giá trị nhiều năm Quý vị chỉ được phép lưu trú tại các nước Schengen tối đa là 90 ngày trong vòng nửa năm.

17. Điều kiện cấp thị thực Schengen

Mục đích chuyến đi: Đại sứ quán hay Tổng Lãnh sự quán sẽ kiểm tra xem mục đích chuyến đi của Quý vị có rõ ràng hay không. Trong các bản hướng dẫn của chúng tôi Quý vị sẽ thấy danh mục các giấy tờ cần thiết để chứng minh cho mục đích chuyến đi của mình.

Thanh toán chi phí cho chuyến đi: Thị thực chỉ được cấp khi thời gian lưu trú ở Khối Schengen cũng như việc quay trở lại Việt Nam được đảm bảo về mặt tài chính.

Về cơ bản, có 3 khả năng sau đây:

  • Bên sử dụng lao động có người xin thị thực thanh toán các chi phí cho chuyến đi.
  • Người mời hoặc người thứ 3 chi trả cho chuyến đi
  • Người đặt đơn tự đảm nhận các chi phí

Tự nguyện quay trở về: Thị thực Schengen chỉ được phép cấp khi Đại sứ quán chắc chắn rằng người xin thị thực sẽ rời khỏi khối Schengen đúng hạn.

Đại sứ quán sẽ đưa ra dự đoán khả năng quay trở lại của người xin thị thực dựa trên các yếu tố sau đây:

  • Sự ràng buộc về mặt gia đình tại Việt Nam (vợ/chồng, con cái vị thành niên, trách nhiệm giám hộ…)
  • Sự ràng buộc về công việc (có công việc ổn định)
  • Sự ràng buộc về mặt kinh tế (thu nhập bổ sung thường xuyên từ việc cho thuê nhà hoặc sở hữu bất động sản)
  • Đã từng sử dụng thị thực Schengen đúng quy định
  • Các thay đổi liên quan đến cuộc sống cá nhân kể từ lần được cấp thị thực sớm nhất.

Những điều cần biết khác: Trước khi cấp thị thực, trong mọi trường hợp, Đại sứ quán sẽ kiểm tra thông tin trên ngân hàng dữ liệu của Đức về người nước ngoài (AZR) cũng như trên hệ thống thông tin của Khối Schengen (SIS).

Các ngân hàng dữ liệu này lưu giữ các dữ liệu về người nước ngoài đã từng phạm tội trong thời gian lưu trú tại Đức hoặc các nước thuộc khối Schengen. Thông thường, nếu người xin thị thực có tên trong các ngân hàng dữ liệu này thì đơn sẽ bị từ chối.

18. Sử dụng thị thực đúng quy định

Đại sứ quán sẽ kiểm tra xem Quý vị đã từng sử dụng thị thực Schengen đúng quy định chưa.

  • Rời khỏi Khối Schengen trước khi thị thực hết hạn?
  • Sử dụng thị thực chủ yếu cho thời gian ở đất nước mà Đại sứ quán của nước đó đã cấp thị thực.
  • Sử dụng thị thực Schengen một năm/nhiều năm đúng quy định (thời gian lưu trú không quá 90 ngày trong vòng 180 ngày).

19. Chứng nhận bảo hiểm du lịch

Theo điều 21 khoản 3e luật thị thực Schengen, thị thực Schengen chỉ được cấp nếu người đặt đơn sở hữu bảo hiểm du lịch có hiệu lực.

20. Giải thích về thư từ chối

Những giải thích sau đây sẽ giúp Quý vị hiểu rõ hơn về lý do từ chối cấp thị thực trong thư từ chối mà Quý vị nhận được.

Sau khi đọc những giải thích này khách có thể hiểu rõ hơn quyết đinh của Đại Sứ Quán. Khách có thể đặt đơn mới kèm giấy tờ đầy đủ, thuyết phục và có khả năng kiểm chứng vào bất cứ lúc nào và khách sẽ phải nộp lệ phí xử lý hồ sơ mới.

Lưu ý: Danh sách dưới đây chỉ bao gồm các lý do từ chối cấp thị thực thường gặp nhất.

a. Người xin thị thực nộp hộ chiếu sai, giả mạo hoặc bị làm giả

Việc thêm hoặc bớt số trang của hộ chiếu cũng được coi là giả mạo hộ chiếu.

b. Người xin thị thực không chứng minh được mục đích và điều kiện lưu trú.

Người xin thị thực có thể đã không nộp đầy đủ giấy tờ cần thiết. Trong trường hợp đơn xin thị thực bị từ chối vì lý do này, Đại sứ quán khuyến nghị người xin thị thực nên nộp một bộ hồ sơ mới và đầy đủ.

  • Đặt khách sạn hoặc đặt vé máy bay bị hủy giữa chừng.
  • Giấy mời đi công tác do người đặt đơn nộp không được doanh nghiệp mời khẳng định.
  • Sau khi thẩm tra, Đại sứ quán xác định được rằng người xin thị thực không đi đúng mục đích đã đăng ký.
  • Người xin thị thực muốn đi thăm một hội chợ nhưng lại xin thị thực đi du lịch.
  • Trong quá trình thẩm tra giấy tờ người nộp đơn không nêu đầy đủ và chính xác thông tin về mục đích chuyến đi (ví dụ: người xin thị thực không biết lịch trình của chuyến đi theo mục đích du lịch).
  • Khoảng thời gian người đặt đơn xin cấp thị thực không thống nhất với các giấy tờ khác (đặt khách sạn, đặt vé máy bay, giấy mời từ Đức, bảo hiểm)
  • Trong trường hợp đi thăm thân, người đặt đơn không chứng minh được mối quan hệ họ hàng hoặc bạn bè.
  • Thời hạn thị thực mong muốn không tương ứng với thời gian nghỉ phép thực tế (đối với trường hợp đi du lịch).

c. Người xin thị thực không có bằng chứng về khả năng chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian lưu trú dự kiến hoặc chi phí quay về nước xuất thân/cư trú hoặc cho việc quá cảnh tới một nước thứ 3 mà người xin thị thực được phép.

Quý vị không cung cấp hoặc cung cấp không đủ bằng chứng về tài chính.

Đi công tác:

  • Giấy xác nhận của bên sử dụng lao động và giấy mời từ Đức không đề cập đến việc đảm nhận chi trả các chi phí. Cá nhân Quý vị không chứng minh đủ khả năng tài chính để có thể chi trả các chi phí của chuyến đi.
  • Không có thông tin thống nhất về việc ai sẽ chi trả các chi phí cho chuyến đi.
  • Một công ty thứ ba đảm nhận các chi phí. Tuy nhiên không có xác nhận của công ty này trong hồ sơ.

Đi thăm thân: 

  • Khách không nộp Giấy cam kết bảo lãnh cũng như không cung cấp bằng chứng về việc khách có đủ khả năng tài chính cá nhân.
  • Thông tin trên Giấy cam kết bảo lãnh cho thấy người mời không có đủ khả năng tài chính để chi trả cho chuyến đi.

Đi du lịch:

  • Khách không cung cấp bằng chứng về việc khách có đủ  khả năng tài chính để chi trả chi phí cho chuyến đi.
  • Khách hiện không có việc làm (nội trợ, thất nghiệp, sinh viên, học sinh) và không tạo ra thu nhập. Không chứng minh được mối quan hệ họ hàng với người đảm nhận chi trả các chi phí sinh hoạt cho khách hoặc không cung cấp đủ bằng chứng về việc người này có đủ khả năng tài chính.

21. Trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm hiện tại, người xin thị thực đã lưu trú 3 tháng trên lãnh thổ của các nước thành viên bằng thị thực Schengen hoặc thị thực có giá trị cho việc lưu trú trong một khu vực giới hạn.

Về cơ bản, Quý vị chỉ được phép lưu trú tại Khu vực Schengen tối đa là 90 ngày trong vòng 180 ngày. Vì vậy, thị thực mới chỉ có thể được cấp sau khoảng thời gian 180 ngày đó.

Đối với một số hoạt động cụ thể khách chỉ được phép lưu trú tối đa là 90 ngày trong vòng một năm (thay vì nửa năm) tại Khu vực Schengen. khách đã từng lưu trú tại Đức lâu hơn thời gian cho phép là 90 ngày/năm.

Các hoạt động nói trên bao gồm:

  • Lắp đặt hoặc tháo dỡ quầy trưng bày của hội chợ hoặc trang thiết bị,
  • Bồi  dưỡng nghiệp vụ trong nội bộ công ty,
  • Hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh cho một bên sử dụng lao động có trụ sở tại Đức,
  • Họp và đàm phán cũng như soạn thảo hợp đồng hoặc thực hiện việc giám sát hợp đồng cho một bên sử dụng lao động có trụ sở tại nước ngoài.
  • Các hoạt động báo chí
  • Biểu diễn xiếc
  • Nhà khoa học với tư cách là khách mời
  • v.v.

22. Hệ thống thông tin của Khối Schengen có thông báo về việc cấm nhập cảnh đối với người xin thị thực.

Thông thường khách sẽ không được cấp thị thực nếu bị ghi danh vào hệ thống thông tin của Khối Schengen (SIS). Do đó khách có thể yêu cầu nước Schengen mà đã ghi danh mình vào hệ thống về nội dung ghi trên đó và hỏi xem có thể kháng nghị bằng cách nào.

23. Người xin thị thực không có bảo hiểm du lịch phù hợp và có giá trị.

Điều kiện pháp lý của các nước Schengen là người xin thị thực phải có bảo hiểm du lịch cho khu vực Schengen trước khi được cấp thị thực. Khi xin thị thực có thời hạn một năm hay nhiều năm Quý vị phải chứng minh đã có bảo hiểm du lịch cho lần lưu trú dự kiến đầu tiên. Tuy nhiên, với việc nộp đơn, Quý vị đã bảo đảm sẽ có đầy đủ bảo hiểm du lịch cho những lần nhập cảnh tiếp theo trong phạm vi thị thực đã được cấp.

Bảo hiểm du lịch phải thỏa mãn các điều kiện sau đây:

  • Bảo hiểm du lịch phải có hiệu lực cho toàn bộ Khối Schengen.
  • Bảo hiểm du lịch phải có giá trị trong toàn bộ thời gian lưu trú.
  • Do có sự chênh lệch múi giờ giữa Đức và Việt Nam (mùa hè chênh lệch 5 tiếng, mùa đông 6 tiếng), đề nghị khách lưu ý kiểm tra và đối chiếu thời hạn của bảo hiểm với ngày rời khỏi Khối Schengen.
  • Trong trường hợp chưa xác định rõ ngày đi và ngày về hoặc lịch trình bị thay đổi gấp, khách có thể mua bảo hiểm cho một số ngày nhất định trong một khoảng thời gian nào đó (Ví dụ: Bảo hiểm có giá trị 30 ngày trong khoảng thời gian từ 01/01/2015 đến 30/06/2015). Một số công ty bảo hiểm có những chính sách linh hoạt như vậy. Phòng thị thực khuyến nghị khách nên mua loại bảo hiểm này vì như vậy thị thực có thể được cấp cho một khoảng thời gian nằm trong phạm vi có hiệu lực của bảo hiểm.
  • Mức trách nhiệm bảo hiểm tối thiểu là 30.000 EURO.
  • Bảo hiểm phải thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh hồi hương trong trường hợp ốm đau cũng như các chi phí chăm sóc y tế và/hoặc điều trị cấp cứu trong bệnh viện.
  • Bảo hiểm (cá nhân hoặc nhóm) có thể do người xin thị thực tự mua ở nước sở tại hoặc do người mời mua tại nước đến.
  • Các hãng bảo hiểm có trụ sở nằm ngoài Khối Schengen phải có văn phòng đại diện tại một trong số các nước thuộc Khối Schengen có khả năng xử lý các yêu cầu liên quan đến bảo hiểm.
  • Người dễ nhiễm bệnh hoặc có dấu hiệu mắc bệnh hoặc đang mang thai cần mua bảo hiểm hạng cao hơn hoặc loại bảo hiểm bao gồm cả việc chi trả cho các căn bệnh đó cũng như cho thời kỳ mang thai.
  • Trong trường hợp đi chữa bệnh thì chi phí điều trị không nằm trong phạm vi được thanh toán của bảo hiểm du lịch. Vì vậy, người đặt đơn cần chứng minh thêm việc đảm nhận các chi phí chữa bệnh.

24. Thông tin liên quan đến mục đích và điều kiện lưu trú dự kiến do người xin thị thực cung cấp không đáng tin cậy.

Người xin thị thực có thể đã không nộp đầy đủ giấy tờ cần thiết. Trong trường hợp đơn xin thị thực bị từ chối vì lý do này, Đại sứ quán khuyến nghị người xin thị thực nên nộp một bộ hồ sơ mới và đầy đủ.

  • Đặt khách sạn hoặc đặt vé máy bay bị hủy giữa chừng.
  • Giấy mời đi công tác do người đặt đơn nộp không được doanh nghiệp mời khẳng định hoặc không thể kiểm tra tính xác thực.
  • Người xin thị thực cung cấp thông tin không thống nhất về mục đích lưu trú.
  • Người xin thị thực không cung cấp thông tin chính xác về mục đích chuyến đi.
  • Khoảng thời gian người đặt đơn xin cấp thị thực không thống nhất với các giấy tờ khác (đặt khách sạn, đặt vé máy bay, giấy mời từ Đức, bảo hiểm)
  • Trong trường hợp đi thăm thân, người xin thị thực không chứng minh được mối quan hệ họ hàng hoặc bạn bè.
  • Thời hạn thị thực mong muốn không tương ứng với thời gian nghỉ phép thực tế (đối với trường hợp đi du lịch).
  • ………

25. Đại sứ quán không xác định được liệu người xin thị thực có rời khỏi lãnh thổ các nước thuộc Khối Schengen trước khi thị thực hết hạn hay không.

Đại sứ quán có thể đưa ra dự đoán về khả năng quay trở lại của người xin thị thực. Những giấy tờ đã nộp hoặc những thông tin do người xin thị thực cung cấp chưa đủ để Đại sứ quán đưa ra dự đoán mang tính khả quan. Vì vậy, Đại sứ quán sẽ  xem xét một số yếu tố sau đây:

  • Sự ràng buộc về mặt gia đình tại Việt Nam (vợ/chồng, con cái vị thành niên, trách nhiệm giám hộ…)
  • Sự ràng buộc về công việc (có công việc ổn định, đang học đại học)
  • Sự ràng buộc về mặt kinh tế (thu nhập bổ sung thường xuyên từ việc cho thuê nhà hoặc sở hữu bất động sản).
  • Đã từng sử dụng thị thực Schengen đúng quy định
  • Các thay đổi liên quan đến cuộc sống cá nhân kể từ lần được cấp thị thực gần nhất

Mọi thông tin chi tiết liên quan đến Visa Schengen vui lòng liên hệ Vietnam-legal.com để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Share

Vietnam Legal

Comments

  1. Tôi đã có Schengen Visa xin từ Pháp xong có phải đến Pháp trước ko, hay là đến nước nào (đầu tiên) trong EU cũng đc?

    • Chào bạn,

      Thông thường visa Schengen xin từ nước nào thì sẽ đến nước đó đầu tiên bạn nhé. Điều đó phù hợp với lịch trình và thuận lợi hơn trong quá trình nhập cảnh tại sân bay. Vì đến tất cả các sân bay ở Schengen, an ninh sẽ kiểm tra lại một lần nữa tất cả những thông tin bạn đã khai cũng như làm hồ sơ trong quá trình xin visa bạn ah. Vì vậy bạn cần tuân thủ để quá trình nhập, xuất cảnh Schengen của bạn được thuận lợi,

      Trân trọng,

  2. chào vn-legal, m đang là lao động tại slovakia trong khối schengen, m có chút thời gian kỳ nghỉ muốn đi đâu đó cho biết, cho m hỏi là nếu mình muốn sang Đức m có cần xin visa sang Đức không hay chỉ cần visa slovakia là được?
    Cảm ơn các bạn nhiều

    • Chào bạn,
      Thông thường khi có visa khối Schengen thì bạn có thể đi du lịch các nước trong khối Schengen mà không cần phải xin visa. Tuy nhiên, bạn cần liên hệ chủ lao động tại Slovakia để xin phép nếu bạn vẫn đang trong thời gian chủ lao động quản lý. Bạn cũng nên nêu rõ hành trình bạn định đi những điểm nào để chủ lao động nắm được cũng như tư vấn cho bạn phương án hợp lý nhất bạn nhé.

      Trân trọng,

  3. Tôi xin thị thực Schengen tại ĐSQ Đức nhưng đặt vé máy bay đến nước khác trong khối Schengen thì có vấn đề gì không? xin cho tôi biết.

    • Chào bạn,

      Khi bạn xin visa đi Schengen tại ĐSQ Đức, tức là Đức phải là điểm đến đầu tiên trong hành trình đi Schengen của bạn. Do vậy, bạn cần đặt vé đến Đức trước khi nhập cảnh vào các nước khác bạn nhé. Nếu bạn đặt sang nước khác là không phù hợp với hành trình của bạn đang xin visa.

      Trân trọng,

  4. Nguyễn Thị Thùy Nhiên Says: Tháng Một 24, 2018 at 11:31 sáng

    Visa vào khối Châu Âu loại C là visa gì?

    • Chào bạn Nhiên,

      Visa vào khối Châu Âu loại C là loại thị thực ngắn hạn cho phép người có visa này được nhập – xuất cảnh và lưu trú tại các nước trong khu vực Châu Âu (Schengen) trong khoảng thời gian nhất định dựa vào giá trị và thời gian lưu trú ghi rõ trên visa bạn nhé. Loại visa này có loại nhập cảnh 1 lần, có loại nhập cảnh 2 lần, nhiều lần tùy thuộc vào mục đích và sự xét duyệt của cơ quan cấp visa bạn nhé.

      Thân ái,
      Tina Nguyễn

  5. Chào bạn
    Mình muốn xin Visa Schengen (Tây Ban Nha) và mang hộ chiếu Đài Loan (National without household registration).Nhưng mình chưa có chứng minh nhân dân do Đài Loan cấp .
    Nhờ bạn tư vấn giúp.
    Cảm ơn

    • Chào bạn Phui dan,

      Cảm ơn bạn đã để lại câu hỏi cho Vietnam-legal.com,
      Vietnam-legal.com xin trả lời bạn như sau:

      Visa Schengen (Tây Ban Nha) bạn cần làm rõ muốn xin visa du lịch, công tác hay lao động??? Đối với hộ chiếu Đài Loan (tức là xin visa từ nước thứ 3) thì bạn cần chứng mình đang là người làm việc và cư trú tại Việt Nam: Phải có Giấy phép lao động và thẻ tạm trú/ Visa dài hạn ở Việt Nam). Vì vậy trường hợp của bạn phải thật rõ ràng mới có thể trả lời chính xác được bạn nhé.

      Thân ái,
      Tina Nguyễn

  6. Mình xin visa đi xkld ở séc, 1/4 mình có visa nhưng mình muốn kết hôn trc rồi mới đi, vậy mình có thể hoãn lịch bay tối đa đc bao nhiêu ngày và có phải trả thêm những phí gì khác k ạ?

    • Chào bạn Hong ng,

      Việc xin visa xklđ ở Czech không ảnh hưởng gì đến việc kết hôn của bạn cả, Theo quy định thời gian được nghỉ để kết hôn cũng chỉ 3 ngày làm việc. Nếu thời gian đó nằm trong thời gian bạn đã sang Czech lao động thì bạn cần liên hệ lại với phía tuyển dụng bạn vì có thể ký hợp đồng 2-3 năm không về lần nào. Còn nếu vẫn chưa có kết quả visa thì bạn vẫn tiến hành kết hôn bình thường theo lịch của bạn và gia đình thôi.

      Thân ái,

      Tina Nguyễn

  7. Cho e hỏi là e chuẩn bị phỏng vấn để sang pháp,mà phỏng vấn của e là phỏng vấn theo kiểu lao động,mà e lại không biết tiếng,thế có được phỏng vấn bằng tiếng việt không ạ

    • Chào bạn Thúy,
      Cảm ơn bạn đã để lại câu hỏi cho Vietnam-legal.com,
      Vietnam-legal.com xin trả lời bạn như sau:
      Bộ phận phỏng vấn của các sứ quán nước ngoài tại Việt Nam có thể có người phỏng vấn là người Việt Nam, cũng có thể là người nước ngoài làm việc cho sứ quán và biết tiếng Việt. Tuy nhiên, không ai đảm bảo là bạn có được phỏng vấn bằng tiếng Việt hay không??? Vì còn phụ thuộc loại visa bạn muốn xin có yêu cầu về tiếng trước khi sang đó hay không bạn ah. Việc này bạn nên liên hệ trực tiếp với sứ quán để có câu trả lời chính xác với trường hợp của bạn nhé.

      Thân ái,
      Tina Nguyễn

  8. Vui lòng cho em hỏi: em có người thân ở Pháp, tuy nhiên em dự định đi du lịch tự túc, sau đó sẽ đến nhà người thân để thăm thôi. Thì TH như vậy em vẫn chứng minh tài chính du lịch bình thường, nhưng trong đơn xin thị thực và bảng câu hỏi xin thị thực nó có mục người thân ở khồi schengen, như vậy em vẫn phải khai tên người thân đúng không ạ? Và nếu khia như vậy bên LSQ họ có yêu cầu giấy mời không ạ?

    • Chào bạn Uyên,
      Cảm ơn bạn đã để lại câu hỏi cho Vietnam-legal.com,
      Vietnam-legal.com xin trả lời bạn như sau:
      – Với visa thăm thân nhân, thì chỉ có những người có quan hệ huyết thống hoặc có quan hệ hôn nhân mới mời được nhau. Khi mời thì thư mời sẽ phải xin xác nhận của tòa thị chính Pháp và gửi bản gốc về Việt Nam thì thư mời đó mới có giá trị. Trong comment bạn chưa nói rõ người thân (là quan hệ như thế nào). Nếu trong gia đình, cùng sổ hộ khẩu. Thì dù bạn đi theo mục đích gì trong hồ sơ của sứ quán đều có thông tin vì đều yêu cầu hộ khẩu gia đình.
      – Nếu không phải người thân trong gia đình thì bạn xin theo diện du lịch, bạn phải có lịch trình rõ ràng trong suốt thời gian ở Pháp. Lúc đó sẽ xét theo điều kiện tài chính, công việc, sự ràng buộc nhân thân ở Việt Nam để quyết định có cấp visa hay không??

      Chúc bạn xin visa Pháp thành công,
      Thân ái,
      Tina Nguyễn

  9. mình xin viza vào Pháp, nhập cảnh xong, mình bay luôn sang ba lan có được không? Có cần thiết phải ở lại Pháp một vài ngày không

    • Chào bạn Đức,
      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Vietnam-legal.com,
      Thông thường quy định: Bạn xin visa vào nước mà bạn nhập cảnh đầu tiên hoặc lâu nhất trong hành trình mà bạn đi. Nếu bạn đã được cấp visa thì bạn nhập cảnh xong có thể đi bất cứ nước nào trong khối Schengen bạn nhé. Việc có ở lại một vài ngày hay không hoàn toàn do bạn quyết định.

      Trân trọng,
      Tina

  10. Dương Nguyễn Says: Tháng Tư 11, 2018 at 9:28 sáng

    Vui lòng cho em hỏi. Em muốn xin visa Pháp tự túc. Em đã từng xin visa rồi, visa của em hạn đến tháng 7 năm nay. Nhưng nếu em muốn apply xin visa mới từ tháng 6 thì có được không? Em cảm ơn.

    • Chào bạn Dương,
      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Vietnam-legal.com,

      Nếu hành trình của bạn đi Pháp sau khi hết hạn visa tháng 7, thì bạn vẫn có thể tiến hành xin visa bình thường bạn nhé.

      Trân trọng,
      Tina

  11. Chào Tina,

    Cho mình hỏi, mình đã có visa Schengen Pháp loại C. Khi xin visa mình có nộp booking ks tại Pháp nhưng thực tế mình dự định sẽ ở nhờ nhà cô tại Paris vài hôm, rồi sau đó thì ở ks tại 1 tp khác. Tương tự mình cũng ở nhờ nhà bạn tại Ý. Vậy thì khi nhập cảnh có vấn đề gì ko? Và việc mình ở nhờ như vậy có cần khai báo ko, nếu cần thì phải khai như thế nào?
    Cảm ơn bạn!

    • Chào bạn Hồng,

      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Vietnam-legal.com,

      Việc ở lại nhà cô và bạn của bạn thì chắc không có vấn đề gì, nhưng khi đến nơi, bạn cần nhờ cô và bạn của bạn liên lạc và thông báo với chính quyền địa phương về sự hiện diện của bạn và thời gian lưu trú ở đó bạn nhé.

      Trân trọng,
      Tina

  12. Xin chào,

    Mình có nộp đơn hồ sơ thị thực đi công tác ở Ba Lan. Mình vừa được báo là đã có kết quả visa và bên lãnh sự nhắn mình đem vé máy bay đã trả tiền để lên lấy visa. Mình đang tính mua vé khứ hồi đến Đức rồi từ Đức đi tàu qua Ba lan. Một phần thì mình muốn ghé thăm bạn ở Đức, một phần là vé khứ hồi của Đức mình tìm được rẻ hơn vé khứ hồi Ba Lan. Tất nhiên thời gian ở Ba Lan của mình là dài nhất trong hành trình của mình. Cho mình hỏi nếu mình làm vậy thì bên lãnh sự có chấp nhận không ạ. (Mình đã gọi hỏi lãnh sự nhưng họ không trả lời ạ.) Lúc xin visa mình đưa vé booking là đến thẳng Ba Lan luôn.

    Hi vọng nhận được phản hồi của bạn.

    • Chào bạn Linh,

      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Vietnam-legal.com,

      Vé của bạn phải là vé đã xuất và khớp với hành trình vé bạn đã gửi đến kèm hồ sơ nộp sứ quán bạn nhé. Việc bạn muốn đặt vé qua nước khác, không ai đảm bảo bạn có thể lấy được kết quả visa và có nhập cảnh được hay không vì nó khác hoàn toàn hành trình bạn đã khai với sứ quán khi làm thủ tục xin cấp visa rồi.

      Trân trọng,
      Tina

  13. Xin chào!
    Làm ơn cho tôi hỏi nếu con tôi làm visa du lịch thăm bạn bè Schengen ( có thư mời) cháu chưa đủ 18 tuổi, đi một mình, không có người đi cùng, chỉ có người đón ở sân bay và bảo lãnh tài chính suốt chuyến đi thì thủ tục thế nào ạ?

    • Xin chào anh/ chị,

      Cảm ơn anh/ chị đã gửi câu hỏi đến Vietnam-legal.com,

      Nếu con anh/ chị chưa đủ 18 tuổi, anh chị cần ra Công an phường xã nơi mình có hộ khẩu thường trú để làm thư ủy quyền/ Đơn đồng ý cho con đi du lịch một mình. Đồng thời gửi kèm theo CMND của cả bố và mẹ (người giám hộ) trong hồ sơ xin visa cho con anh chị.

      Trân trọng,
      Tina

  14. Xin cho mình hỏi : mình có visa Đức mult 1 năm thời hạn lưu trú 90 ngày thì mình được ở tổng cộng 90 ngày cho cả thời hạn visa hay là 90 ngày trong vòng 180 ngày . Mình đã nhập cảnh vào Đức nhiều lần thì số ngày lưu trú được tính từng lần cộng vào thành 90 ngày trong vào 180 ngày hay là 90 ngày tính từ lần nhập cảnh đầu tiên ? Thanks a lot

    • Chào bạn Hằng,
      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Vietnam-legal.com,
      Visa của bạn sẽ có thể đi nhiều lần trong 1 năm, mỗi lần bạn đến đó sẽ được ở tối đa 90 ngày từ ngày nhập cảnh Đức bạn nhé. Bạn cứ đi và về nhiều lần trong 1 năm đều được và mỗi lần ở không quá 90 ngày.

      Trân trọng,
      Tina

  15. Tôi đã có visa Schengen xin ở LSQ ĐỨC. lịch trình trong đơn xin gồm Đức- Pháp – Hà Lan. Visa cho multiple, có hạn 3 tháng với tổng thời gian ở không quá 30 ngày.

    Tôi đã đi 1 đợt ở tất cả 15 ngày. Bây giờ visa còn hạn và còn 15 ngày chưa sử dụng. Vậy tôi có thể bay 1 chuyến đi đến bất kỳ nước schengen nào khác, VD như Ý và ở tối đa 15 ngày nữa có được không?

    Cám ơn

    • Chào bạn Nguyen,

      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Vietnam-legal.com,

      Visa của bạn sẽ là nhập cảnh Đức nhiều lần, trong vòng 3 tháng, mỗi lần sẽ được ở lại Đức và Schengen tối đa 30 ngày. Bạn ở 1 ngày hay 30 ngày là tùy bạn. Mặc dù bạn đã đi lần 1 ở 15 ngày, nhưng khi bạn xuất cảnh khỏi Schengen là mất 1 lượt đó rồi. Giờ bạn xem lại thời hạn visa đến khi nào? Nếu còn hạn thì bạn có thể đi tiếp, nếu hết hạn rồi thì visa đó đã hết giá trị bạn nhé.

      Trân trọng,
      Tina

  16. Mình đã kết thúc học tại đức và có visa diện tìm việc trong 1 năm. Nhưng do gia đình có việc bên mình đã về việt nam quá 6 tháng 15 ngày. Mình muốn quay trở lại đức (mình vẫn còn hạn visa 5 tháng nữa). Xin hỏi như vậy có ảnh hưởng đến visa của mình không và mình phải làm j để xử lí nếu có vấn đề

    • Chào bạn Huy Hoàng,

      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho Vietnam-legal.com,

      Quan trọng là visa tìm việc của bạn là một lần hay nhiều lần. Nếu visa nhiều lần thì bạn có thể quay lại. Nếu visa là một lần thì khi bạn xuất cảnh khỏi Đức hoặc khu vực Schengen là nó sẽ mất giá trị, dù còn thời hạn visa 5 tháng bạn ah. Vì vậy, Bạn nên kiểm tra lại visa của mình bạn nhé.

      Trân trọng,
      Tina

  17. Hi Vietnam Legal,

    Khi có VISA Schengen, liệu có bắt buộc mình nhập cảnh nước nào thì phải xuất cảnh nước đó không? Ví dụ, mình nhập cảnh vào Pháp, sau chuyến đi, mình xuất cảnh khỏi Đức và bay về Việt Nam thì có được không?
    Cám ơn.

    • Chào bạn Anh Thư,

      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Vietnam-legal.com,

      Khi có visa Schengen, bạn nhập cảnh lần đ.ủa Việt Nam vậy. Sau đó bạn khởi hành từ 1 trong các nước Schengen để về lại Việt Nam được nhé.

      Chúc bạn có chuyến du lịch Schengen thật là vui vẻ nhé.

      Trân trọng,

      Tina

  18. Vui lòng cho em hỏi. Em muốn xin visa đi Đức, đi thăm bạn bè. Bạn em cung cấp đầy đủ giấy tờ bảo lãnh và giấy mời. Tất cả những gì đại sứ quán Đức yêu cầu. Nhưng về phần của em, em không có công việc ổn định vì em làm việc Part time không có hợp đồng. Nhưng đại sứ quán muốn chứng minh khả năng quay lại Việt Nam. Vậy em cần làm gì bây giờ? Bạn em cũng có đặt vé máy bay sang thăm gia đình em vào tháng 1. Liệu nó có thể làm bằng chứng khả năng quay lại của em

    • Chào bạn,

      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Vietnam-legal.com,

      Đức là 1 trong những nước khó xin visa trong khối Schengen nếu bạn không chứng minh được rõ khả năng tài chính, mục đích đi lại và chứng minh rằng bạn đi rồi sẽ quay về (sự ràng buộc ở Việt Nam). Bạn bè mời bạn sang chơi tức là bạn đi theo diện du lịch. Bạn cần chứng minh bạn đủ tài chính để đi du lịch. Nếu bạn là cô gái trẻ, chưa có gia đình, thu nhập không cao, công việc không ổn định thì gần như khả năng thành công visa là rất thấp bạn nhé.

      Việc bạn của bạn sang thăm gia đình bạn không nói lên điều gì cả bạn ah.

      Trân trọng,
      Tina

  19. Nguyễn Mai Hương Says: Tháng Bảy 2, 2018 at 8:32 chiều

    Chào bạn. Mình muốn hỏi một chút:
    Tháng 6 mình đi Pháp với visa type C loại MULT, 90 ngày. Tháng 7 mình lại đi Séc tiếp. Vậy mình có thể bay thẳng từ VN sang Séc với visa này hay không, hay vẫn phải bay sang Pháp, nhập cảnh ở đó rồi mới sang Séc được?
    Rất cảm ơn bạn.

    • Chào bạn,

      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi.

      Rất tiếc, vấn đề này phụ thuộc vào Bộ phận nhập cảnh tại sân bay khi bạn đến. Tất cả các trường hợp đều được khuyến cáo cấp visa vào nước nào thì bay đến nước đó và nhập cảnh đầu tiên. Bên mình không dám tùy tiện trả lời vấn đề này, tránh ảnh hưởng tới thời gian, chi phí và hành trình của bạn nhé.

      Trân trọng,
      Tina

  20. Chào bạn !

    Mình có visa Schenghen 1 năm nhiều lần nộp ở Pháp, thời hạn từ 09/11/2017 đến 08/11/2018 , thời hạn lưu trú tối đa 90 ngày, mình đã đi 1 lần rồi, hiện tại vào tháng 09/2018 này mình có việc quay lại Pháp và ở 90 ngày, thì cho mình hỏi vậy 90 ngày sẽ tính theo thời hạn visa hay từ ngày đầu tiên trên con dấu nhập cảnh.
    Trường hợp nếu tính theo hạn trên 08/11 thì mình không còn đủ nữa , nếu vậy mình có xin lại được lần nữa mặc dù visa chưa hết hạn không )

    Chân thành cảm ơn !

    • Chào bạn,

      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi,
      Trường hợp của bạn sẽ được lưu trú tối đa 90 ngày tính từ ngày nhập cảnh và theo thời hạn của visa. Ví dụ: Bạn nhập cảnh 1/8/2018, bạn có thể ở tối đa 90 ngày đến 30/10/2018 = 90 ngày. Nhưng nếu bạn nhập cảnh 25/8/2018, thì bạn chỉ được ở tối đa đến 8/11/2018 dù thời gian lưu trú của bạn chưa đến 90 ngày.

      Trân trọng,
      Tina

  21. Phùng Đức Huệ Says: Tháng Tám 7, 2018 at 2:42 chiều

    Tôi có visa Schenghen của Pháp có hạn đến 4/2019, và mới đổi hộ chiếu mới vì hết trang, vậy visa trong hộ chiếu cũ có cần chuyển qua hộ chiếu mới không? xin cám ơn

    • Xin chào,

      Cảm ơn anh đã liên hệ Vietnam-legal.com,

      Thông thường khi một cuốn hộ chiếu mới cấp ra do hết trang, sẽ có thông tin bên trong là Hộ chiếu này thay thế cho hộ chiếu nào, số bao nhiêu. Nên khi anh di chuyển đi các nước khác có visa trong hộ chiếu cũ, vẫn có thể nhập cảnh được nếu anh mang theo cả hộ chiếu cũ và mới.

      Tuy nhiên, để chắc chắn thì anh nên liên hệ đại sứ quán đã cấp visa cho anh để hỏi trực tiếp.

      Trân trọng cảm ơn.

  22. Em pv xin visa đi du học tại Hungary nhưng lại bị từ chối do trình độ tiếng Anh lúc pv không đạt, thì liệu hậu quả của nó là gì ( có để lại điểm xấu gì trong hồ sơ, có ảnh hưởng đến vấn đề xin visa tại các nước khác, có bị ghi vào hộ chiếu hay giấy tờ gì khác không), em xin cảm ơn sự trợ giúp và mong được giải đáp thắc mắc ạ

    • Chào bạn,

      Một số đại sứ quán sẽ có quy đinh, sau khi bị từ chối cấp visa thì tầm 3-6 tháng sau bạn mới được nộp hồ sơ xin visa trở lại. Vì thế bạn cần tìm hiểu và liên hệ sứ quán để hỏi rõ trước khi bạn định xin visa lần tiếp theo.

      Nếu sứ quán đã nêu rõ lí do bị từ chối do trình độ tiếng Anh không đạt, thì nếu bạn vẫn hoàn thiện hồ sơ theo đúng yêu cầu và thời hạn sử dụng của giấy tờ thì bạn vẫn có kết quả tốt nếu bạn vượt qua phỏng vấn tiếng Anh. Dĩ nhiên, hồ sơ đã bị từ chối sẽ được lưu ý hơn và không đẹp như hồ sơ chưa từng bị từ chối bao giờ. Nhưng nếu bạn không vi phạm gì trong chính sách cấp visa của sứ quán, thì hồ sơ của bạn vẫn có khả năng xin được visa bình thường. Tuy nhiên, quyền quyết định hoàn toàn ở sứ quán bạn nhé. Vì vậy chúc bạn sẽ chuẩn bị hồ sơ thật tốt và hoàn thành buổi phỏng vấn visa của mình nhé.

      Trân trọng,
      Tina Nguyễn

  23. Xin chao, tôi có visa schengen cua Áo single entry. Vậy tôi có thể mua vé máy bay nhập cảnh Đức sau đó book vé xe lửa qua Áo và nhập cảnh ngược lại Đức để bay về VN ko?

    • Chào bạn,

      Riêng với Đức, bạn cần có visa Schengen do Đại sứ quán Đức mới nhập cảnh vào Đức đầu tiên được bạn nhé. Do vậy bạn cần cân nhắc lại hành trình của mình để tránh đến sân bay không nhập cảnh được.

      Trân trọng,
      Tina Nguyễn

  24. nguyễn thị anh vy Says: Tháng Mười 5, 2018 at 9:28 sáng

    xin giúp mình với!
    con trai của mình 5 tuổi, muốn đi du lịch cùng với mình sang đức thăm chồng của mình ( chồng sau là người Đức), vậy mình cần làm những thủ tục gì cho con mình, nó đi chung với mình thì mình có cần làm giấy đồng ý cho đi du lịch không?, Quyết định li dị tòa án giao cho cho mình nuôi nhưng ck cũ trợ cấp vậy có pải được sự đồng ý của ck cũ thì con mới được đi k? Đơn xin thị thực của trẻ vị thành niên phải làm (2 bảng), có phải làm giống như người lớn nhưng mình đứng ra ký tên không?

    • Xin chào chị,

      Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi đến Vietnam-legal.com.
      Chị cần chuẩn bị những hồ sơ quan trọng sau bên cạnh các hồ sơ theo yêu cầu của sứ quán:
      1. Thư mời gốc của chồng chị (Người Đức) gửi về, có xác nhận về chỗ ở nếu để chị và em bé ở lại nhà của người này
      2. Giấy tờ cá nhân của anh chồng người Đức
      3. Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân giữa chị và anh chồng người Đức
      4. Giấy tờ chứng minh quan hệ mẹ con của chị và con trai chị
      5. Giấy đồng ý của bố đẻ em bé (chồng cũ của chị) đồng ý cho con chị đi du lịch cùng mẹ (không có bố đi cùng), bản này phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân phường xã.

      Ngoài ra các tờ khai xin visa, các hồ sơ chứng minh tài chính, nhân thân, việc làm của chị và của con chị vẫn làm bình thường theo đúng yêu cầu của sứ quán. Nếu sứ quán yêu cầu em bé trình diện, thì chị vẫn đưa bé đến theo đúng lịch hẹn bình thường.

      Chúc chị xin visa Đức cho con trai chị thành công,
      Trân trọng,
      Tina

  25. Xin chào, tôi sắp chuẩn bị hồ sơ xin visa Đan Mach theo diện thăm người thân (có giầy mời). Dự định đến tháng 07/2019 sẽ đi, vậy tôi nên xin visa vào khoảng thời gian nào? và loại visa này thường được lưu trú bao lâu?

    Xin cám ơn.

    • Xin chào chị,

      Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi đến Vietnam-legal.com.

      Chị có thể chuẩn bị hồ sơ và xin visa trước khi khởi hành 3 tháng chị nhé. Trước đó chị cần yêu cầu người thân gửi thư mời gốc về cho chị (thư mời phải đúng theo yêu cầu của sứ quán). Tuỳ thuộc vào thư mời sứ quán sẽ sẽ duyệt đồng ý cho chị visa trong thời gian bao lâu chị ah. Nhưng thông thường visa sẽ không quá 6 tháng. Có người được visa 1 tháng, có người được 3 tháng, có người được 6 tháng. Đều sẽ do sứ quán xét duyệt chị ah.

      Chúc chị xin thành công visa Đan Mạch và có chuyến đi thú vị.

      Trân trọng,
      Tina

  26. Xin cho mình hỏi, mình đang chuẩn bị hồ sơ xin visa sang Đức công tác ngắn ngày vào tháng 5 theo giấy mời của trường Đại học bên Đức. Mình muốn xin thêm visa du lịch cho con gái mình (cháu 8 tuổi) đi cùng thì có được không và thủ tục cần chuẩn bị là những gì?
    Xin cảm ơn.

  27. Xin chào
    Tôi hiện đang chuẩn bị hồ sơ xin visa Czech với mục đích thăm gia đình bạn trai và du lịch.
    Kế hoạch đi từ ngày 15/05 đến 12/08. Bạn tôi đã làm giấy mời gửi về Việt Nam, đồng thời chứng minh thu nhập, tài khoản ngân hàng, căn hộ anh ấy sở hữu. Anh ấy sẽ chi trả toàn bộ chi phí cho chuyến đi này.
    Tuy nhiên, hiện tại passport của tôi thì trống, chưa bao giờ đi nước ngoài. Tôi hiện làm kế toán cho một công ty với mức lương 15tr/tháng, và kinh doanh mỹ phẩm với doanh thu khoảng 50-80tr/tháng.
    Liệu tôi có khả năng đỗ visa du lịch với thời hạn 90 ngày không ạ.
    Mong nhận được phản hồi sớm của Quý đơn vị.
    Trân trọng cảm ơn.

  28. Đặng Quốc Anh Says: Tháng Ba 17, 2019 at 6:11 chiều

    Em có Visa đi công tác ở Áo, sau khi nhập cảnh ở Áo và hoàn thành xong công việc, em muốn sang Hà Lan thăm thân và muốn từ xuất cảnh từ Hà Lan để bay về VN luôn có được không hay phải quay về Áo xuất cảnh ạ?

  29. Mình có visa Schengen nhưng không biết là nếu mình đi Rumani thì những ngày mình ở Rumani có bị tính vào mục “thời hạn lưu trú tối đa”không? Vì Rumani không thuộc khối Schengen.

    • Chào bạn,

      Thông thường với những nước không thuộc khối Schengen mà bạn được nhập cảnh bằng visa Schengen thì visa Schengen đó phải là visa nhiều lần còn hạn. Còn quy định số ngày lưu trú bao nhiêu tại nước bạn nhập cảnh (không thuộc khối Schengen) thì phụ thuộc vào quy định từng nước bạn nhập cảnh. VD Có nước quy định, bạn có visa Schengen nhiều lần còn hạn thì được nhập cảnh và lưu trú tối đa 15 ngày, thì bạn được ở tối đa 15 ngày, không phụ thuộc vào số ngày lưu trú tối đa trong khu vực Schengen.

      Trân trọng,
      Tina Nguyễn

  30. Cho minh hoi, minh cho rang minh da tinh sai thoi gian luu tru khi cong gop 2 visa schengen cung luc (visa Norway va visa Swiss) do do minh da o lo ngay so voi thoi gian luu tru khi xuat canh tai Duc. Truong hop cua minh thi se anh huong ntn cho nhung lan di chau au ke tiep? va minh phai xu ly ntn vay ban? Thanks.

    • Chào bạn,

      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Vietnam-legal.com,

      Nếu bạn lưu trú quá hạn tại Châu Âu, có thể bạn sẽ bị phạt hoặc giữ lại để xử lý mà chưa xuất cảnh được ngay. Thông tin về hộ chiếu của bạn cũng sẽ được lưu lại trên toàn bộ hệ thống của Châu Âu. Tuy nhiên, ảnh hưởng như thế nào tới những lần nhập cảnh Châu Âu kế tiếp của bạn thì Vietnam-legal.com không đủ thẩm quyền để trả lời bạn ah. Bạn cần nêu rõ tình hình của mình với sứ quán của nước thuộc Châu Âu mà bạn định xin visa lần kế tiếp.

      Trân trọng,
      Tina Nguyễn

  31. Xin chào mình muốn hỏi mình xin visa Tây Ban Nha theo diện công tác nhưng có vấn đề như sau: ngày 12 mình nộp hồ sơ mà ngày 22 mình đã phải bay rồi nhưng hiện tại ĐSQ TBN chưa trả lời bất kỳ kết quả gì? vậy khả năng cao mình có bị out không (mình đã từng đi Schengen 1 lần rồi) bây giờ mình cần hỏi ai và như thế nào tư vấn cho mình với ?

    • Chào bạn,

      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Vietnam-legal.com,

      Quy trình xét duyệt của Đại sứ quán Tây Ban Nha sẽ từ 7-15 ngày làm việc. Tất cả các hồ sơ từ các trung tâm BLS sẽ chuyển về đại sứ quán Tây Ban Nha ở Hà Nội để xét duyệt. Bạn chỉ có thể gọi đến Trung tâm tiếp nhận hỏi hồ sơ đã về tới nơi chưa? Còn không thể can thiệp gì vào quá trình xét duyệt của sứ quán đâu bạn ah.

      Trân trọng,
      Tina Nguyễn

  32. Với visa Schengen single entry xin cua Pháp va thời gian 20 ngày đi du lịch, chúng tôi có thể đi từ Việt Nam du lịch qua Phá, Ý, sau đó tù Ý/Pháp đi bằng máy bay sang Hy Lạp được ko?
    2. Với visa Schengen Single entry, nếu chúng tôi bay từ Pháp/ý đến/transit qua nước thứ 3 không nằm trong khối schengen (Serbia, Nga) va từ nước thứ 3 này bay đến Hy Lạp thì có nhập cảnh Hy Lạp được ko?

  33. Xin chào!
    Mình có visa lao động tại Hungary, giờ mình muốn về VN sau đó sang lại,nhưng mình muốn bay từ Đức về VN có được không ạ?Vì từ Đức mình có thể bay thẳng,bay từ Hungary phải nối chuyến.Mình ngại.Khi quay lại Hungary mình có thể bay từ VN sang Đức,rồi bay tiếp sang Hungary được không ạ?

  34. Cho mình hỏi mình xin visa schengen đi kinh doanh thì có dc ở và làm việc hợp pháp ở khối schengen từ 4 – 5 năm mà ko phải về nước ko ạ

Trả lời tới Đặng Quốc Anh Hủy trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn có thể sử dụng các thẻ HTML và thuộc tính sau: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>